Hướng dẫn sơ cứu người bị tai nạn giao thông

Hướng dẫn sơ cứu người bị tai nạn giao thông

Ngày nay, số lượng người tử vong do tai nạn giao thông ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nếu được sơ cứu kịp thời thì sẽ góp phần tăng tỉ lệ sống sót cho nạn nhân. Vậy cách sơ cứu người bị tai nạn giao thông như thế nào? Cùng Cấp Cứu Vàng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên tắc sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông

Nguyên tắc sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông

Phương pháp: Đường thở (A – Airway), Hơi thở (B – Breathing), Tuần hoàn (C – Circulation), Thần kinh (D – Disability) và cuối cùng là Bộc lộ toàn thân (E – Exposure) là một phương pháp có hệ thống dùng để đánh giá và điều trị ngay lập tức những bệnh nhân trong tình trạng bị bệnh nặng hoặc bị thương do tai nạn giao thông nói riêng và những biến cố ảnh hưởng đến thân thể nói chung.

Thực chất, phương pháp này cũng có thể áp dụng trong tất cả các trường hợp khẩn cấp lâm sàng, có thể được sử dụng trên đường phố mà không cần bất kỳ thiết bị nào, cùng với các mục đích cần đạt được ngay tại hiện trường như sau:

  • Tăng cơ hội cứu sống tính mạng nạn nhân
  • Phân nhỏ các tình huống lâm sàng phức tạp để thành các phần dễ quản lý hơn
  • Thực hiện đánh giá và điều trị
  • Thiết lập nhận thức tình huống chung giữa tất cả những nhà chăm sóc sức khỏe, cũng như giữa đội cấp cứu và bệnh viện
  • Kéo dài thời gian sống sót để được thiết lập chẩn đoán và điều trị chuẩn xác

Khi nào cần thực hiện sơ cấp cứu người bị chấn thương do tai nạn giao thông?

Phương pháp ABCDE có thể được áp dụng cho tất cả bệnh nhân, cả người lớn và trẻ em. Những dấu hiệu lâm sàng của các tình trạng nguy kịch là tương tự nhau bất kể cả nguyên nhân cơ bản là gì, nói riêng cho các bệnh cảnh bị chấn thương do tai nạn giao thông. 

Theo đó, bất kể nguyên nhân chấn thương hay cơ chế tác động nào, những điều này là không cần thiết trong khi thực hiện đánh giá và điều trị ban đầu. Do đó, phương pháp ABCDE nên được sử dụng bất cứ khi nào nghi ngờ có bệnh tật hoặc là thương tích nghiêm trọng.

Hơn nữa, việc hồi sức cho tim phổi cũng là một kỹ năng mà mọi người dân cần có, nhằm trao cơ hội cứu sống nạn nhân hơn là việc không làm gì cả. 

Như vậy, thì việc sơ cấp cứu ban đầu có thể được ngay tại hiện trường mà không cần bất kỳ thiết bị hay các biện pháp can thiệp tiên tiến gì hết, nhằm kéo dài được sự sống cho nạn nhân trong lúc chờ xe cấp cứu đến.

Các bước sơ cứu người bị tai nạn giao thông cơ bản

Các bước sơ cứu người bị tai nạn giao thông cơ bản

Thông thường, khi gặp các vụ tai nạn giao thông tâm lý chung của những người chứng kiến chính là hoảng loạn, bối rối, mất bình tĩnh. Một số hướng dẫn cơ bản sau đây có thể giúp nạn nhân được sơ cứu kịp thời và đúng cách hơn:

  • Gọi thêm người đến hỗ trợ, gọi hoặc thuê xe cấp cứu 
  • Thực hiện hồi sức tim phổi:

Nếu nạn nhân trong tình trạng bị ngừng tim (gọi hỏi không trả lời, ngừng thở hay thở ngáp, mạch ở cổ không đập), hãy để nạn nhân được nằm ngửa nhẹ nhàng, tay chân duỗi thẳng, không gối đầu… và tiến hành thực hiện ép tim ngay cho nạn nhân. 

Đặt hai tay lên trên lồng ngực của nạn nhân, điều chỉnh tư thế sao cho cánh tay của người sơ cứu nằm vuông góc với ngực nạn nhân, ấn thật nhanh và mạnh, ấn xuống khoảng 5cm ở người trưởng thành rồi thả tay ra để cho ngực về trạng thái bình thường. Lặp lại liên tục, và có thể để nhiều người thay phiên nhau ép. 

Kiểm tra đường thở của nạn nhân xem có dị vật hay lưỡi nạn nhân có chặn đường thở hay không. Ép cho đến khi tim nạn nhân đập trở lại hoặc là cán bộ y tế, nhân viên cứu hộ đến. Nếu nạn nhân còn tỉnh hoặc lơ mơ mạch và tim vẫn đập thì nên chuyển sang bước sau.

  • Sơ cứu những vết thương trên người bị tai nạn giao thông.
  • Di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất bằng xe cứu thương hoặc là ô tô với điều kiện có người đủ chuyên môn đi cùng.

Sơ cứu các vết thương cho người bị tai nạn giao thông

Sơ cứu vết thương chảy máu

Đây chính là vết thương thường gặp nhất ở người bị tai nạn giao thông. Nguyên nhân do bị các vật sắc nhọn đâm, va đập, mạch máu đứt… làm máu chảy ra ngoài. Nạn nhân mất nhiều máu sẽ gây nên tụt huyết áp, choáng váng, bất tỉnh và có thể tử vong nếu không được cầm máu kịp thời.

Các trường hợp vết thương lớn, chảy nhiều máu thì cần phải làm garô để cầm máu bằng cách quấn thật chặt ở vị trí bên trên vết thương từ 3cm-5cm. 

Nếu không có sẵn dụng cụ y tế có thể dùng vải sạch để garo cho nạn nhân và kiểm tra độ chặt của garo thường xuyên. Nếu trong vết thương có dị vật thì không nên lấy dị vật ra vì có thể làm cho vết thương chảy nhiều máu hơn. 

Đối với những vết thương không có dị vật cần phải vệ sinh bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý sau đó dùng gạc hoặc vải sạch băng ép trực tiếp lên vết thương để tiến hành cầm máu. Mọi thao tác cần phải nhanh chóng, sạch sẽ tránh nhiễm trùng.

Sơ cứu gãy xương

Sơ cứu gãy xương

Khi bị gãy xương, dấu hiệu điển hình là cảm giác đau nhói ở vùng bị gãy, nạn nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn nên sờ ấn hoặc cử động xương bị gãy. Xương bị gãy sẽ giảm hoặc mất khả năng vận động kèm theo phù nề và chảy máu. Có nhiều loại gãy xương khác nhau như là gãy xương kín, gãy xương hở do xương đâm thủng da, chân tay gãy rời…

Việc thiết yếu cần phải làm là cố định tạm thời xương bị gãy cùng với khớp bên trên và bên dưới của xương gãy. Có thể dùng các loại nẹp từ tre và gỗ để cố định vùng bị gãy xương. Đặc biệt đối với xương gãy hở, không được rửa mà chỉ lau nhẹ xung quanh vết thương, sát trùng và băng ép lại. Tuyệt đối không được ấn đầu xương gãy vào bên trong. 

Sau đó, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời. Đặc biệt lưu ý những trường hợp nạn nhân bị tai nạn giao thông dẫn đến gãy đốt sống cổ. Không được tự ý di chuyển bệnh nhân vì có thể dẫn đến nguy cơ bị liệt toàn thân hoặc tử vong tại chỗ do bị đứt tủy.

Sơ cứu người bị chấn thương sọ não

Sơ cứu người bị tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương sọ não cần phải hết sức cẩn trọng. Hộp sọ nạn nhân có thể bị vỡ, không gian trong hộp sọ thông với bên ngoài, dập não, xuất huyết hoặc phù. Khi đó, không nên di chuyển nạn nhân, để nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí. Nếu nạn nhân ngưng thở thì phải thực hiện hô hấp nhân tạo và xử lý các vết thương khác và gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu nạn nhân bị thương quá nặng, thì cách tốt nhất để giúp bệnh nhân là đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và chờ người có chuyên môn đến để sơ cứu.

Một số lưu ý khi sơ cứu người bị tai nạn giao thông

Để quá trình sơ cứu tai nạn giao thông được diễn ra thuận lợi, có hiệu quả cũng như để đảm bảo an toàn cho người thực hiện sơ cứu. Trong quá trình sơ cứu cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Sử dụng găng tay y tế trong suốt quá trình sơ cứu để tránh làm nhiễm trùng vết bẩn và tránh được các bệnh truyền nhiễm cho cả nạn nhân và bản thân người thực hiện sơ cứu.
  • Không được lấy bất cứ một dị vật nào ở da đầu, xương sọ của nạn nhân. Nếu bị các vật nhọn đâm vào cơ thể nhất là vùng ngực và bụng thì không được rút vật nhọn ra, vì thời điểm đó các vật này đang có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ chảy nhiều hơn, nạn nhân mất máu nhiều có thể dẫn đến tử vong.
  • Không cho bất cứ vật lạ nào hay cho bệnh nhân uống nước khi không tỉnh táo, có thể gây sặc hoặc ngạt thở.
  • Không dùng tay nâng đỡ đầu nạn nhân lên vì có thể làm tổn thương cột sống cổ, nên để nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân.
  • Không nên di chuyển nạn nhân khỏi hiện trường nếu chưa thực hiện các sơ cứu cần thiết.
  • Hạn chế di chuyển nạn nhân bằng phương tiện như là xe đạp, xe máy.

Như vậy, bài viết trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách sơ cứu người bị tai nạn giao thông như thế nào? Mong rằng, qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kỹ năng sơ cứu để giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.

Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:

  • Website: capcuuvang.com
  • Hotline : 0912 115 115
  • Email : capcuuvang@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM
Hướng dẫn sơ cứu người bị tai nạn giao thông
Chuyển lên trên
.
.
.
.