Bong gân là một chấn thương thường gặp ở mọi lứa tuổi, xảy ra trong tai nạn sinh hoạt, lao động hoặc khi chơi thể thao. Bong gân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể sẽ để lại những biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bạn hãy cùng Cấp Cứu Vàng tìm hiểu tất tần tật về chủ đề bong gân là gì? Cách sơ cứu khi bị bong gân như thế nào ở bài viết dưới đây nhé!
Bong gân là gì?
Bong gân là gì là khái niệm được nhiều người quan tâm. Đây tình trạng dây chằng bị kéo căng quá mức hoặc bị rách dẫn đến tình trạng đau, giảm hoặc mất vận động khớp. Vị trí bong gân thường gặp nhất là ở khớp cổ chân.
Một tình trạng rất giống với bong gân mà nhiều người dễ bị nhầm lẫn, đó là căng cơ. Căng cơ được hiểu là gân cơ bị rách hoặc kéo căng quá mức. Gân cơ chính là những sợi mô dày đặc dùng để kết nối xương với cơ.
Các triệu chứng chung của bong gân và căng cơ đều gây đau, có thể sưng tại vùng cơ, khớp bị tổn thương, dẫn đến tình trạng giảm cường độ vận động và không thể thực hiện được hết tầm các động tác của khớp. Sự khác biệt rõ nét nhất là khi bị bong gân, bạn có thể bị bầm tím xung quanh khớp bị ảnh hưởng, còn khi bị căng cơ, bạn có thể bị co thắt ở cơ bị ảnh hưởng.
Bị bong gân do những nguyên nhân nào?
Bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng bong gân trong một tình huống nào đó trong cuộc đời. Cùng điểm qua một vài yếu tố gây ra nguy cơ bong gân cao hơn dưới đây:
- Những vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá có nguy cơ bị bong gân bàn chân, cổ chân, gối vì thường xuyên phải nhảy lên khi thi đấu.
- Những vận động viên thể hình, tennis, đánh gôn có nguy cơ bị bong gân cổ tay, bàn ngón tay, khuỷu và khớp vai.
- Các môn thể thao đối kháng hoặc đòi hỏi sức bền như chạy, đi bộ có nguy cơ bong gân ở bàn chân, cổ chân, khớp gối và thậm chí cả khớp háng.
- Một số môn thể thao trong nhà cũng có khả năng làm tăng nguy cơ chấn thương bong gân.
- Việc sử dụng giày, dép không phù hợp khi tham gia thi đấu thể thao.
- Không thực hiện các thao tác khởi động kỹ hoặc vận động quá mạnh trước khi chơi thể thao
- Khi bắt đầu tham gia một môn thể thao mới vào lần tập luyện hoặc thi đấu đầu tiên.
- Những người mắc bệnh lý về tập trung, cân bằng có nguy cơ chấn thương cao hơn.
Vậy bị bong gân do những nguyên nhân nào?
- Chấn thương thể thao.
- Tai nạn trong sinh hoạt như nhảy từ trên cao xuống hoặc đi trên bề mặt trơn trượt, ẩm ướt.
- Khiêng vác vật nặng thường xuyên hoặc sai tư thế.
- Cố bê vác đồ vật quá nặng so với sức của mình.
- Thao tác làm việc và lao động có tính chất lặp lại, kéo dài.
- Người bị chẩn đoán béo phì, thừa cân.
Triệu chứng của bong gân là gì?
Các triệu chứng của bong gân rất đa dạng dựa vào mức độ của tổn thương. Bong gân bao gồm những triệu chứng như sau:
- Đau: Nếu một cơn đau xuất hiện ngay lập tức sau khi bạn gặp phải chấn thương, cơn đau dữ dội khi bạn đứng tỳ chân, vận động khớp, hoặc ấn vào vùng khớp bị tổn thương thì hãy nghĩ đến bong gân.
- Sưng: Triệu chứng sưng cần thời gian khoảng vài giờ để biểu hiện rõ ràng. Đôi khi nhiều người chưa để ý đến chúng mà vẫn duy trì các hoạt động sau chấn thương khiến chấn thương ngày càng nặng hơn.
- Bầm tím: Đây là dấu hiệu xuất hiện muộn nhất khi các thành phần như gân, cơ, dây chằng bị chấn thương và chảy máu bên trong. Sau một thời gian, các thành phần thoái hóa trong máu ngấm tới da và dẫn đến dấu hiệu bầm tím.
- Giảm vận động tại khớp bị tổn thương: Tất cả các triệu chứng như đau, sưng sẽ cản trở khiến bạn không thể vận động khớp một cách tự nhiên như trước.
Các loại bong gân phổ biến
Bong gân khớp cổ chân
Bong gân khớp cổ chân là loại bong gân phổ biến nhất hiện nay vì bất cứ ai cũng có thể gặp phải một lần trong cuộc đời. Kiểu chấn thương thường gặp nhất của bong gân khớp cổ chân là kiểu vẹo trong, khi bạn tiếp đất sai tư thế..
Bong gân khớp cổ tay
Bong gân khớp cổ tay là loại chấn thương tương đối phổ biến. Bong gân khớp cổ tay xảy ra khi cổ tay bị quá duỗi hoặc xoay bởi một lực lớn, chẳng hạn như bị ngã và chống tay từ trên cao. Bong gân khớp cổ tay có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của hệ thống dây chằng tại khối xương tụ cốt của cổ tay.
Bong gân tại các ngón tay
Bong gân tại các ngón tay là do tác động bởi một ngoại lực lớn khiến ngón tay bị quá duỗi hoặc bị lệch về một phía. Lực tác động này dẫn đến căng hoặc rách dây chằng bên các ngón tay.
Bong gân tại ngón tay xảy ra rất phổ biến, đặc biệt với các vận động viên thi đấu những bộ môn như bóng rổ, bóng chuyền. Ngoài ra, những người chơi các môn võ thuật hoặc khi ngã chống tay xuống đất cũng dễ gặp phải loại bong gân này.
Bong gân tại gối
Vùng gối là nơi có hệ thống dây chằng phong phú, quan trọng nhất là dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng chéo bên ngoài và dây chằng chéo bên trong. Bong gân tại gối là tổn thương giãn dây chằng ở vùng quanh gối.
Đây là tổn thương thường xảy ra đối với những vận động viên chơi các môn thể thao bằng chân, có nhiều động tác xoắn vặn hoặc va chạm mạnh như bóng đá.
Bong gân ở vùng lưng
Bong gân vùng lưng là nguyên nhân gây đau thắt lưng. Vùng thắt lưng là phần cột sống động và chịu trọng lượng của phần trên, liên quan chính đến chuyển động vặn và gập, cúi của cơ thể. Bong gân ở vùng lưng có thể do bạn bị chấn thương đột ngột hoặc lao động nặng quá mức trong thời gian dài.
Tỉ lệ cao đau lưng do bong gân thường xuất hiện ở người trung niên và người già khi chất lượng xương đã suy giảm. Hiện nay, một điều đáng lo ngại là tình trạng đau cột sống thắt lưng có khả năng gia tăng ở người trẻ vì lối sống ít vận động, ngồi nhiều và sai tư thế.
Bong gân ở khuỷu tay
Bong gân ở khuỷu tay thường xảy ra khi bạn bị kéo căng khuỷu tay quá mức, dẫn đến tình trạng giãn hoặc đứt dây chằng quanh khuỷu tay. Bong gân ở khuỷu tay có thể dẫn đến nguy cơ cấp tính do lực chấn thương mạnh hoặc mạn tính do lạm dụng việc sử dụng khuỷu trong các động tác lặp đi lặp lại.
Cách sơ cứu khi bị bong gân như thế nào?
Khi bị bong gân, người bệnh cần dừng cử động ngay lập tức và thực hiện các cách sơ cứu trong vòng 48 giờ. Trong trường hợp chấn thương nặng, các bạn sử dụng dịch vụ cho thuê xe cấp cứu quận 5, quận 10, quận 3, quận 1,… của Cấp Cứu Vàng để đưa đến điều trị kịp thời.
- Nghỉ ngơi: Bị bong gân bạn nên hạn chế cử động để vùng bị thương được nghỉ ngơi đến khi giảm đau.
- Chườm lạnh: Thực hiện chườm lạnh vùng bị thương từ 4 – 8 lần/ngày và khoảng 10 – 15 phút/lần. Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng. Sau 2 ngày chườm lạnh thì bạn hãy chuyển sang ngâm nước ấm.
- Cố định khớp: Để cố định khớp, bạn hãy sử dụng loại băng vải có độ đàn hồi tốt để băng vùng bị bong gân khoảng 2 ngày, tránh băng quá chặt. Đây là cách giảm sưng rất hiệu quả.
- Kê cao vùng bị thương: Nâng hoặc kê cao vùng bị thương so với tim để làm giảm tình trạng sưng phù.
Bên cạnh triệu chứng bong gân nghiêm trọng, bệnh suy tim cũng là vấn đề cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này để có cách phòng ngừa và điều trị nhé:
Bệnh suy tim là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Những thông tin trên đã giải đáp chi tiết về tình trạng bong gân là gì? Cách sơ cứu khi bị bong gân như thế nào? Bạn đừng chủ quan cho rằng bong gân chỉ là một chấn thương nhỏ và sẽ tự khỏi mà không để lại ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Hãy đón đọc những bài viết sau của Cấp Cứu Vàng để bỏ túi những mẹo hơn bạn nhé!