Bệnh suy tim

Bệnh suy tim là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Suy tim đang là căn bệnh tim mạch nguy hiểm và nhiều người mắc phải hiện nay. Căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì vẫn có thể kịp thời chữa trị. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh suy tim này cũng như các phòng ngừa đúng.

Bệnh suy tim là gì?

Bệnh suy tim gọi là tình trạng tim bị suy yếu, không thể bơm máu trong 1 thời gian dài. Nguyên nhân có thể do các tổn thương thực thể hoặc rối loạn chức năng tim gây nên. Vậy bệnh suy tim có nguy hiểm không? Theo hội chứng lâm sàng này được đánh giá là rất phức tạp và mang tính nguy hiểm cao.

Việc vận chuyển máu từ tim đi khắp cơ thể của những người bị suy tim sẽ chậm và yếu hơn người bình thường. Họ sẽ rất dễ mệt mỏi, khó thở khi vận động mạnh như đi cầu thang, mang vác đồ đạc,… Đôi khi nếu quá gắng sức sẽ rất dễ xảy ra tình trạng xung huyết phổi và phù ngoại vi.

Tìm hiểu chi tiết bệnh suy tim

Nguyên nhân mắc bệnh suy tim

Các bệnh nhân bị bệnh suy tim đều có thể mắc bệnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các nguyên nhân được chia làm hai loại là nguyên nhân nền và các thói quen hằng ngày. Các bệnh nền có thể gây ra suy tim như:

  • Bệnh động mạch vành: Căn bệnh này là hiện tượng cholesterol và chất béo bị tích tụ trong động mạch. Từ đó làm cản trở con đường lưu thông máu, dẫn đến xơ vữa động mạch, nặng hơn là suy tim.
  • Cao huyết áp: Đây là một căn bệnh phổ biến và gặp khá nhiều ở những bệnh nhân tuổi trung niên. Bệnh cao huyết áp nếu điều trị không dứt điểm sẽ rất dễ dàng gây ra tình trạng suy tim. 
  • Nhồi máu cơ tim: Một cơn nhồi máu cơ tim khá nguy hiểm. Nó xảy ra khi các động mạch bị tắc nghẽn không thể vận chuyển máu dẫn đến thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng truyền đến tim. Các cơn nhồi máu xảy ra càng nhiều sẽ rất dễ gây suy tim thậm chí tử vong.
  • Bệnh phổi: Suy tim còn bị bắt nguồn từ các bệnh lý về phổi. Khi các chức năng của phổi bị suy giảm đồng thời tim phải làm việc nhiều hơn. Khối lượng công việc quá tải, lâu dần đều sẽ dẫn đến suy tim.

Ngoài bệnh nên thì suy tim vẫn có thể đến từ các thói quen sinh hoạt chưa tốt của mọi người. Một số thói quen xấu như ăn quá mặn, thiếu máu, không tuân thủ điều trị bệnh, sử dụng chất kích thích,… Các thói quen này, lâu dần sẽ tích tụ lại và trở thành bệnh suy tim nghiêm trọng.

Các nguyên nhân mắc bệnh suy tim thường gặp

Thiếu máu ở trẻ em là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ em. Cùng tìm hiểu về bệnh thiếu máu ở trẻ em qua link bài viết ở dưới để có cách điều trị kịp thời cho con của mình nhé.

Thiếu máu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Các dạng bệnh suy tim thường gặp

Bệnh suy tim cũng được lâm sàng chia thành nhiều trường hợp, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Để bác sĩ có thể điều trị và kê đơn thuốc 1 cách hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Các trường hợp suy tim cụ thể như sau:

  • Suy tim trái: Đây thường là những trường hợp suy tim nhẹ thường gặp nhất. Bệnh nhân khi bị suy tim trái thường có các triệu chứng như mệt, khó thở khi cố sức làm việc, ho khan,…
  • Suy tim phải: Những bệnh nhân bị suy tim phải thường bị phù chân, chướng bụng, qua siêu âm thấy gan phình to,…
  • Suy tim toàn bộ: Nếu các bạn theo dõi và bắt gặp mình có các triệu trứng ở cả suy tim trái và suy tim phải. Thì có nghĩa các bạn đã bị suy tim toàn bộ.
  • Suy tim cấp: Trường hợp này sẽ khiến bệnh nhân khó khăn khi thở, phổi bị phù và xảy ra hiện tượng sốc tim. Khi gặp phải suy tim cấp, người nhà phải mau chóng đưa bệnh nhân vào cấp cứu.
  • Suy tim mạn: hiện tượng này sẽ chỉ xảy ra trên các bệnh nhân đã từng bị suy tim cấp. Sau một thời gian điều trị và đã hồi phục thì suy tim mạn có thể xảy ra lại.
  • Suy tim phân suất tống máu giảm: Phân suất tống máu của một người bình thường là trên 55%. Nhưng khi tim bị suy yếu, chức năng co bóp giảm dần, dẫn đến phân suất tống máu bị giảm đi khiến cho máu lưu thông khó khăn.
  • Suy tim phân suất tống máu bảo tồn: Ngoài việc co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể thì tim còn có chức năng hút máu về cho các tĩnh mạch. Nhưng khi cơ tim bị sưng, trướng lên khó khăn trong việc dãn nở để chứa máu thì sẽ gây nên rối loạn chức năng tâm trương.

Các dạng bệnh suy tim ở người

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim

Bệnh suy tim có rất nhiều trường hợp và các biểu hiện trên cơ thể của mỗi người cùng khác nhau. Đặc biệt căn bệnh này cũng có thể phát triển đột ngột hoặc âm ỉ trong cơ thể. Mọi người sẽ khó để nhận biết trong thời gian đâu. Tuy nhiên hãy để ý một số dấu hiệu phổ biến sau:

  • Khó thở: Bệnh nhân suy tim sẽ dễ cảm thấy khó thở khi đang vận động mạnh, hoặc đôi khi khó thở lúc thức giấc nửa đêm.
  • Cảm giác mệt mỏi: Bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng xuyên suốt 1 ngày.
  • Sưng, phù nề bắp chân: Trong giai đoạn đầu, triệu chứng này chỉ xảy ra nhẹ vào buổi sáng sớm.
  • Ho: Một số bạn sẽ bị nhầm tưởng với bệnh ho bình thường. Người bị suy tim rất dễ ho khan, đôi khi là ho ra máu.
  • Nhịp tim thất thường: Các bạn hãy chú ý đến nhịp tim và nhịp thở, thấy xuất hiện các hiện tượng khó thở, dễ lấy hơi lên, tim đập nhanh chậm thất thường. 

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim thường gặp

Cách phòng ngừa bệnh suy tim

Bệnh tim là căn bệnh để lại rất nhiều ảnh hưởng xấu cũng như di chứng và “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”. Sau đây sẽ là một số cách phòng ngừa tốt nhất.

Ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng

Bệnh suy tim nên ăn gì? Đối với tất cả các căn bệnh nói chung và bệnh suy tim nói riêng thì một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ luôn là cách phòng bệnh tốt nhất. Chế độ ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể mọi người tránh được các căn bệnh về tim mạch, huyết áp, máu nhiễm mỡ,…

Mỗi bữa ăn các bạn nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: Đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin. Đặc biệt hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Nếu có thể mọi người hãy nên uống các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, omega 6, omega 3,…

Một chế độ ăn lành mạnh sẽ không bao gồm những món ăn có quá nhiều chất béo bão hòa, đậm gia vị. Mọi người nên hạn chế lượng gia vị khi nấu ăn, đặc biệt là muối và đường. Thêm vào đó, không ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và các loại nước ngọt có gas.

Ăn uống lành mạnh để hạn chế bệnh suy tim

Không nên sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ra căn bệnh suy tim. Thuốc lá và bia rượu là hai chất kích thích làm tăng tốc độ mắc bệnh nhất. Nếu có thể các bạn nên tập cai thuốc lá càng sớm càng tốt. Để tránh để bản thân và cả những người xung quanh bị nhiễm bệnh.

Rượu bia đôi khi vì công việc mọi người bắt buộc phải uống. Tuy nhiên nếu đó là việc không thể tránh thì hãy chỉ nên uống 2 ly/ ngày đối với nam và chỉ 1 ly/ngày đối với nữ

Không sử dụng chất kích thích để hạn chế bệnh suy tim

Luyện tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục cũng là một cách để phòng ngừa bệnh rất tốt. Mọi người nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày, đặc biệt là buổi sáng sớm. Hãy tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng để làm nóng cơ thể sẵn sàng cho một ngày mới cũng như giúp cho máu huyết được lưu thông tốt hơn. 

Tập thể dục giúp cho tim hoạt động khỏe mạnh hơn, co bóp tốt đẩy máu lưu thông thuận tiện hơn. Ngoài ra tập thể dục thường xuyên cũng làm chậm quá trình lão hóa của hệ thống tim mạch. Thêm vào đó tập thể dục còn giúp các bạn duy trì mức cân nặng ổn định và lượng mỡ thừa vừa phải. Giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh được các căn bệnh về tim mạch, huyết áp

Một lối sống lành mạnh cũng một thế độ ăn hợp lý sẽ giúp các bạn tránh khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu xảy ra các trường hợp xấu ngoài ý muốn do bệnh suy tim gây ra. Hãy liên hệ ngay với dịch vụ cho thuê xe cấp cứuCấp Cứu Vàng để được hỗ trợ kịp thời nhé.

Luyện tập thể dục thường xuyên để hạn chế bệnh suy tim

Bài viết của Cấp Cứu Vàng trên đây là những thông tin chi tiết nhất về căn bệnh suy tim cũng như cách để phòng tránh nó. Hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy nên mọi người hãy duy trì một lối sống lành mạnh để tránh khỏi căn bệnh này nhé.

Bệnh suy tim là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Chuyển lên trên
.
.
.
.