Khi lưu thông trên đường, chúng ta dễ dàng nhìn thấy xe cứu thương đang di chuyển gấp trên đường. Với tiếng còi ưu tiên, người dân chủ động nhường đường cho phương tiện này. Vậy bạn có biết xe cứu thương bật còi ưu tiên trong trường hợp nào không? Hành vi không nhường đường cho xe cứu thương có bị xử phạt? Cùng Cấp Cứu Vàng đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên trong bài viết này.
Xe cứu thương bật còi ưu tiên trong trường hợp nào?
Theo quy định của nước ta tại mục III, Thông tư số 16/1998/TT – BYT ngày 15/12/1998, xe cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích như sau:
- Xe chuyển chở và cấp cứu bệnh nhân.
- Trong một số trường hợp khẩn cấp, có thể dùng xe ô tô cứu thương để chở thuốc, bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Đồng thời vận chuyển các nhu cầu cấp thiết khác cho việc phòng và dập tắt các dịch bệnh ở những địa điểm xa bệnh viện.
- Nghiêm cấm hành vi sử dụng xe ô tô cứu thương để chở hàng hóa, hành khách,…
- Đơn vị nào sử dụng xe cứu thương sai mục đích sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông Đường bộ năm 2008, các phương tiện dưới đây được quyền bật còi ưu tiên và đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự như sau:
- Xe phòng cháy chữa cháy đang làm nhiệm vụ.
- Xe quân sự, xe công an đang làm nhiệm vụ khẩn cấp hoặc đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu bệnh nhân.
Ngoài ra, trong khoản 3 Điều 3 của Nghị định 109/2009/NĐ-CP ngày 1/12/2009 quy định. Tín hiệu của xe ưu tiên là xe cứu thương đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đón bệnh nhân đi cấp cứu. Theo quy định này:
- Khi đi làm nhiệm vụ, xe cứu thương bắt buộc có tín hiệu còi, cờ và đèn theo quy định.
- Xe cứu thương không bị hạn chế tốc độ và được phép đi vào làn đường ngược chiều.
- Xe cứu thương vẫn có thể đi được các đường khác, ngay cả khi đèn đỏ. Xe cấp cứu chỉ tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Những trường hợp sử dụng xe cứu thương để làm các công việc khác. Cụ thể như đi tham quan du lịch, đi đám cưới, đi chơi,… Các mục đích trên đều sai mục đích và không được hưởng quyền ưu tiên.
Xe cứu thương có bật còi ưu tiên khi không có bệnh nhân?
Để trả lời cho câu hỏi xe cứu thương bật còi ưu tiên khi không có bệnh nhân hay không? Bạn cần dựa vào quy định tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 2, Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trường hợp xe cứu thương được phép vượt đèn đỏ. Cụ thể:
Xe cứu thương khi đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới. Theo đó, xe cứu thương phải có tín hiệu còi, cờ và đèn theo quy định. Xe không bị hạn chế tốc độ và được phép đi vào đường ngược chiều. Thậm chí kể cả các đường khác hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ, xe cứu thương vẫn có thể đi được và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Dựa theo quy định, xe cứu thương sẽ không được bật còi ưu tiên khi không có bệnh nhân. Khi xe cứu thương không có bệnh nhân, nhưng vẫn vượt đèn đỏ hoặc không có đèn tín hiệu. Xe cứu thương sẽ bị xử phạt căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
- Người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung. Bạn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng – 03 tháng.
Hành vi không nhường đường xe cứu thương khi bật còi ưu tiên có bị phạt không?
Hiện nay, xe cứu thương di chuyển với tốc độ gấp cùng tiếng còi vang lớn trên đường. Đây là báo hiệu người bệnh cần được đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Nhiều phương tiện di chuyển chủ động nhường đường để xe cứu thương dễ dàng đi qua. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người có hành vi không nhường đường cho xe cứu thương.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Xử phạt hành chính từ 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ khi người điều khiển xe không nhường đường. Hoặc cố tình gây cản trở xe cứu thương đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn từ 2 – 4 tháng.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Xử phạt hành chính từ 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy,xe máy điện. Các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự như xe gắn máy có hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
- Ngoài xử phạt hành chính còn tước giấy phép lái xe trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Bài viết này đã giải đáp cho thắc mắc xe cứu thương bật còi ưu tiên trong trường hợp nào? Cấp Cứu Vàng hy vọng bạn sẽ là người tham gia giao thông có văn hóa. Tuân thủ đúng quy định luật giao thông, có hành vi nhường đường cho xe cứu thương. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết và đừng quên theo dõi chúng mình ở những bài viết sau.