Trật khớp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị trật khớp

Trật khớp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị trật khớp

Trật khớp là một trong những bệnh lý không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại để lại nhiều di chứng nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy trật khớp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị trật khớp như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của dịch vụ y tế Cấp Cứu Vàng để tìm câu trả lời nhé.

Trật khớp là gì?

Trật khớp là gì?

Khớp là một bộ phận quan trọng trong cơ thể góp phần cùng với các bó cơ tạo nên những hoạt động chuyển động linh hoạt của cơ thể. Cấu tạo của một người trưởng thành sẽ có khoảng 206 chiếc xương và được kết nối với khoảng 360 khớp xương. Những con số này chỉ mang tính chất tương đối, tùy theo cấu tạo của từng người để số xương có thể ít hơn hoặc nhiều người.

Khớp sẽ được phân thành 3 loại là khớp bất động (khớp của xương sọ), khớp bán động (đốt sống) và các khớp hoạt dịch, các khớp này phân bố chủ yếu ở các chi. Khớp hoạt dịch là những khớp thường xuyên có thể bị trật khớp nhất. Các khớp này thường được cấu tạo bởi chỏm và ổ khớp và cách dây chằng.

Ở giữa các khớp sẽ thường xuyên được tiết dịch để bôi trơn cũng như nuôi dưỡng sụn khớp, ngăn nhiễm trùng khớp. Ngoài ra còn có các mạch nuôi khớp để giúp hệ thống khớp phát triển khỏe mạnh và vận hành linh hoạt nhất.

Trật khớp hay còn gọi là sai khớp, thuật ngữ y khoa tiếng Anh gọi là Dislocation. Khi có hiện tượng khớp di chuyển bất thường, đau và xương bị lệch khỏi vị trí bình thường của chúng thì gọi là trật khớp.

Các vị trí trên cơ thể dễ bị trật khớp nhất

  • Trật khớp vai, khớp này có biên độ vận động rất lớn và liệt vào hàng linh hoạt nhất của cơ thể. 50 — 60% ca trật khớp là trật khớp vai. Đau đớn, ảnh hưởng đến vận động của cánh tay và cần được điều trị kịp thời để tránh các di chứng.
  • Trật khớp cùng đòn là một phần nằm gần ở khớp vai. Trật khớp cùng đòn xảy ra do các sợi cơ cơ delta và cơ thang không nằm cùng một được và cố định tốt vị trí của khớp vai. Nếu trật khớp cùng đòn thì xương đòn sẽ nhô lên trên mỏng cùng vai.
  • Bị trật khớp cổ tay bàn tay sẽ hoàn toàn bị lệch, cổ tay không xoay được, cảm giác rất đau và khó chịu.
  • Trật khớp vùng bàn và ngón tay làm bàn tay biến dạng không theo hình hài ban đầu. Một số trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến đứt dây chằng.
  • Trật khớp háng sẽ khiến chân không thể di chuyển được. Do đó, cần phải nhanh chóng thuê xe cứu thương hoặc nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế để nắn lại trước 6 giờ đồng hồ. Vì nếu để quá móc thời gian này có thể dẫn đến nguy cơ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
  • Bị trật khớp gối có thể xảy ra do vận động thể thao, tai nạn giao thông và cả ở những người bị bệnh béo phì.
  • Ngoài ra, còn có thể bị trật bánh chè, trật khớp ở cổ chân, trật khớp hàm, trật khớp khủy tay…

Nguyên nhân dẫn đến sai khớp, trật khớp

Nguyên nhân dẫn đến sai khớp, trật khớp

  • Những người lao động mạnh có thể bị trật khớp.
  • Vận động thể thao quá mức hoặc sai tư thế hoạt động. Những người chơi bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, trượt ván… có khả năng bị trật khớp rất cao nên cần tập kỹ thuật chơi đúng trước khi chơi.
  • Khoảng 80 – 90% các trường hợp trật khớp thường xảy ra khi bị tai nạn giao thông.
  • Một phần nhỏ hiện tượng trật khớp xảy ra ở học sinh sinh viên trong quá trình học môn thể dục tại trường học.
  • Hy hữu một số trường hợp trật khớp bẩm sinh và bệnh lý liên quan đến xương khớp.
  • Trật khớp vai do liệt cơ delta cũng là nguyên nhân, những trường hợp này không gặp nhiều ở bệnh nhân trật khớp.
  • Một số trường hợp thì phụ nữ có thai bị thay đổi cân nặng nhanh chóng cũng có thể dẫn đến trật khớp.

Những dấu hiệu của trật khớp là gì?

  • Vùng bị trật khớp sẽ sưng nề và có dấu hiệu bầm tím.
  • Các khớp bị trật có hiện tượng đau cứng và khó vận động, nhức liên tục.
  • Hõm khớp bị rỗng và khó phát hiện nếu không quá đau nhức. Thường xảy ra hiện tượng này ở khớp vai, khớp khuỷu.
  • Biến dạng toàn chi khiến các khớp không thể hoạt động được.
  • Dấu hiệu khớp gồ bất thường trên cấu tạo của xương.
  • Khớp bị trật sang vị trí khác và bị bao chặt bởi các bó gân cơ và dây chằng. Dù cố gắng hết sức để kéo đẩy khớp về vị trí cũng thì vẫn bị về lại tư thế trật.
  • Vai vuông góc là dấu hiệu thấy rõ ràng nhất khi trật khớp vai.
  • Dấu hiệu “nhát rìu sẽ xuất hiện khi trật khớp khuỷu ra đằng sau.
  • Dấu hiệu “phím đàn dương cầm sẽ xuất hiện khi bị trật khớp xương đòn.

Khi bị trật khớp mất bao lâu để có thể phục hồi lại bình thường

Tùy thuộc vào mỗi loại triệu chứng trật khớp khác nhau mà sẽ có khoảng thời gian hồi phục khác nhau. Nếu trật khớp kín sẽ nhanh khỏi hơn trật khớp hở. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào thuốc và liệu trình điều trị, thể trạng của người bị trật khớp để có thời gian phục hồi khác nhau. 

Thông thường, với các hiện tượng trật khớp nhẹ sẽ mất từ 1 đến 2 tuần. Nếu trật khớp nặng và cần phẫu thuật có thể mất từ vài tháng đến vài năm tùy vào mức độ của trật khớp, vị trí trật khớp.

Cách chữa trị khi bị trật khớp như thế nào?

Cách chữa trị khi bị trật khớp như thế nào?

Chữa trị trật khớp có thể được thực hiện bằng nắn lại từ tác động bên ngoài, bó nẹp hoặc phẫu thuật. Cụ thể:

Sơ cứu ban đầu

Trước tiên khi xác định được mình đã trật khớp thì phải tiến hành giảm đau. Nếu không được sư cứu kịp thời, người bệnh quá đau có thể dẫn đến sốc đau, sốc mất máu ảnh hưởng đến tính mạng. Có thể tùy vào tình trạng trật khớp để chườm đá, băng bó để không bị chèn đến các mô thần kinh cạnh các khớp.

Nắn chỉnh lại khớp

Với các trường hợp không quá nguy hiểm phải phẫu thuật sẽ được tiến hành nắn kín ở ngoài ra. Nếu phương pháp này không thành công thì mới tiến hành phẫu thuật để đặt lại khớp. Sau khi nắn kín cần chườm lạnh để hạn chế vết thương bị sưng và nhức. 

Sau 48h chườm lạnh có thể chuyển sang chườm ấm để giảm đau và giúp các tổn thương cơ khớp được phục hồi nhanh hơn.

Cố định khớp bằng kỹ thuật bó bột, nẹp hoặc đeo đai

  • Bó bột thường được thực hiện khi bệnh nhân vừa trật khớp kèm theo gãy xương.
  • Dùng nẹp sẽ được thực hiện để cố định trật khớp cho đến khi hết sưng nề và hỗ trợ việc vận động dễ dàng hơn, an toàn với vùng vừa bị trật khớp.
  • Một số trường hợp trật khớp vai, khuỷu tay sẽ cần giới hạn vận động và đeo đai để cố định. Tuy nhiên, vẫn cần phải vận động nhẹ để tránh viêm khớp vai, xơ cứng khớp vai dẫn đến vai bị đông cứng.
  • Cố định bằng đai đeo phù hợp để hỗ trợ khớp trật và giới hạn vận động. Điều này rất hiệu quả trong trật khớp vai vì nếu bất động quá vững sẽ dẫn tới viêm dính khớp vai, vai đông cứng.

Cách phòng ngừa bệnh khớp là gì?

Cách phòng ngừa bệnh khớp là gì?

Trật khớp nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các nguy cơ cao về tổn thương mạch máu và thần kinh gần các khớp. Biến chứng nghiêm trọng từ việc trật khớp là gãy xương, chảy máu bên trong mô mềm, nhiễm trùng và mất vững. Cần phải phòng ngừa trật khớp với các biện pháp như:

  • Nhắc nhở trẻ nhỏ hiếu động tránh thực hiện các vận động nguy hiểm đến cơ khớp.
  • Chọn các môn thể thao thích hợp với sức khỏe.
  • Tránh các hoạt động lao động tay chân và chơi thể thao quá sức.
  • Chơi các môn thể thao và lao động nặng nên có các biện pháp bảo vệ cơ khớp.
  • Chỉ cần một lần trật khớp có thể bị lại lần 2 nên hãy cẩn thận tìm nguyên nhân và tránh lặp lại tình trạng vận động đó.

Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến trật khớp là gì cũng như các nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa. Mong rằng, từ những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân tốt hơn.

Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:

  • Website: capcuuvang.com
  • Hotline : 0912 115 115
  • Email : capcuuvang@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM
Trật khớp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị trật khớp
Chuyển lên trên
.
.
.
.