Con người ở lứa tuổi nào đều dễ dàng mắc bệnh tiêu chảy. Đối với trẻ em và người lớn tuổi, bệnh có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí tiêu chảy quá lâu có thể dẫn đến tử vong. Bài viết này Cấp Cứu Vàng sẽ mang đến cho bạn đọc thông tin tiêu chảy là gì? Những triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh an toàn.
Tiêu chảy là gì?
Theo Bộ Y tế, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng, phân nước từ 3 lần/ngày trở lên. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo rằng tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Tiêu chảy là bệnh dễ mắc, chữa không quá phức tạp nhưng để lâu sẽ gây nguy hiểm.
Phân loại các cấp độ của bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy được chia thành 4 cấp độ hay 4 loại là tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mãn tính, tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy xuất tiết. Tiêu chảy cấp tính thường gặp ở tuổi mầm non và tiểu học. Bệnh xuất hiện đột ngột, phân lỏng nhiều nước và kéo dài từ 1 tuần trở xuống.
Tiêu chảy mãn tính gặp ở mọi đối tượng người và đe dọa lớn đến tính mạng. Bệnh thường kéo dài từ 2 – 4 tuần, thậm chí dài hơn. Bệnh gây nhiều phiền toái cho các hoạt động thường ngày và ảnh hưởng sâu đến sức khỏe sau này.
Tiêu chảy thẩm thấu là bệnh do giảm hấp thu dịch, chất dinh dưỡng và điện giải. Mức độ tiêu chảy từ nhẹ đến vừa, thể tích phân từ 0.25 – 1 lít/ngày. Loại tiêu chảy này sẽ dừng khi cơ thể ngừng cung cấp các loại thức ăn gây tiêu chảy.
Tiêu chảy xuất tiết được hình thành do rối loạn chuyển tải ion trong tế bào biểu mô ruột. Từ đó làm tăng sự bài tiết, giảm hấp thu hoặc cả hai.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột
Một số các khuẩn có hại cho đường ruột là Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… Mầm bệnh đi từ ngoài vào cơ thể qua thức ăn như rau sống, gỏi, đồ tái, dụng cụ không hợp vệ sinh, tay bẩn… Khi đến đường tiêu hóa, khuẩn này kích thích các mô gây viêm nhiễm dẫn tới ngộ độc.
Tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích dẫn tới tiêu chảy xuất hiện do thay đổi đột ngột thói quen ăn uống, ăn đồ ăn lạ hoặc sau khi dùng một số loại thuốc điều trị. Ruột kích thích làm tăng nhu động ruột. Sự co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn trong ruột di chuyển với tốc độ nhanh hơn. Nước không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá nhiều từ niêm mạc ruột dẫn đến tiêu chảy đột ngột.
Tiêu chảy do môi trường sống
Môi trường sống quá ô nhiễm như gần khu tập kết rác, gần sông ô nhiễm, không khí bẩn dễ khiến thực phẩm, nguồn nước và các dụng cụ hằng ngày nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh kém như thiếu nước, không có xà phòng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm
Thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc, chứa nhiều phụ gia độc hại, thực phẩm hết hạn… sẽ làm biến đổi các chất ban đầu và sinh ra các chất độc hại. Khi các chất này vào cơ thể sẽ khiến hệ tiêu hóa bị đầu độc, làm rối loạn chức năng tiêu hóa và nhiều hệ cơ quan chức năng khác như hô hấp, thần kinh, tim mạch, bài tiết…
Một số nguyên nhân khác gây bệnh tiêu chảy
Bên cạnh những nguyên nhân ở trên, một tỷ lệ nhỏ người mắc bệnh tiêu chảy đến từ các lý do sau:
- Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do lạm dụng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác. Khi thuốc vào cơ thể sẽ vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Hệ cân bằng vi sinh từ đó bị phá vỡ. Hậu quả là khiến cơ thể giảm hấp thu, tăng nhu động ruột và đi ngoài phân lỏng, phân sống, không thành khuôn.
- Không hấp thu được đường lactose, glucose-galactose, fructose từ loại trái cây nào đó, mật ong, sữa… Do vậy, mỗi khi sử dụng thực phẩm chứa chất đó sẽ khiến cơ thể bị tiêu chảy.
- Bị bệnh viêm đại tràng. Người mắc bệnh này có chứa vi khuẩn gây viêm, làm rối loạn tiêu hóa và dẫn tới bệnh thứ phát là tiêu chảy.
Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy là gì?
Những triệu chứng của bệnh tiêu chảy:
- Người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, chứa nhiều nước, không thành khuôn. Đây là triệu chứng điển hình nhất của người bệnh.
- Đầy bụng, sôi bụng.
- Buồn nôn, nôn ói. Ban đầu có thể nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra nước, dịch tiêu hóa màu trong hoặc vàng nhạt.
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
- Cơ thể mất nước, mệt mỏi kéo dài, khát nước, da khô, môi bong tróc da, cơ thể hốc hác, mắt trũng… và nặng có thể dẫn tới tử vong.
Một số biến chứng của bệnh tiêu chảy:
- Vùng quanh hậu môn bị mỏng da, viêm, hăm loét do đi ngoài nhiều lần.
- Suy dinh dưỡng do các chất dinh dưỡng không hấp thu được và cơ thể mất nhiều nước.
- Mất nước và các chất điện giải Natri, Clorua, Kali, Bicarbonate gây những triệu chứng nôn ói, ra mồ hôi… sau đó sẽ gây biến chứng nguy hiểm hơn là co giật, tổn thương não, tử vong.
Cách điều trị bệnh tiêu chảy
Hầu hết những bệnh tiêu chảy thông thường sẽ có biểu hiện là đi ngoài ra phân lỏng, đau bụng, trướng bụng. Bệnh có thể tự khỏi trong thời gian ngắn, có thể điều trị bằng thuốc chống tiêu chảy thông thường hoặc thực phẩm có vị chát như lá ổi, hồng xiêm xanh, vải xanh, lá mơ lông, chuối xanh, rau sam…
Nếu người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng kèm theo buồn nôn, nôn ói liên tục, mạch nhanh, chân tay lạnh thì đây có thể là ngộ độc thực phẩm hoặc bị bệnh do nguyên nhân nguy hiểm. Lúc này, người nhà, người xung quanh nên nhanh chóng thuê xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kiểm tra.
Tiêu chảy khiến cơ thể mất lượng lớn nước. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên được bù nước và chất điện giải thông qua uống nước sạch, uống nước pha chất điện giải hoặc truyền dịch qua tĩnh mạch.
Đối với bệnh được xác định do vi khuẩn, ký sinh trùng, người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Thuốc này nên được kê theo chẩn đoán của bác sĩ hoặc khuyến nghị của dược sĩ.
Nếu bệnh tiêu chảy đến từ các loại thuốc điều trị bệnh khác đang sử dụng, người bệnh cần điều chỉnh lại thuốc cho phù hợp. Người dùng có thể giảm liều lượng hoặc chuyển thuốc khác có tác dụng tương tự. Quá trình điều chỉnh này nên có sự tham gia của bác sĩ điều trị.
Cách để phòng ngừa bệnh tiêu chảy là gì?
Bệnh tiêu chảy có khả năng lây lan qua các dụng cụ hoặc do vệ sinh không an toàn. Để phòng ngừa bệnh, mỗi người cần tự có ý thức bảo vệ bản thân và những người xung quanh như:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống, sau khi lao động, sau khi tiếp xúc với máy tính, điện thoại…
- Đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi, đặc biệt là những người có bụng kém.
- Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, khử khuẩn theo định kỳ.
- Đảm bảo nguồn nước sử dụng hằng ngày sạch sẽ. Gia đình nên sử dụng máy lọc nước gia đình để cung cấp nguồn nước nấu ăn và uống.
- Giữ vệ sinh và an toàn cho bản thân người chăm sóc, người bệnh, những người và không gian xung quanh người bệnh.
- Cập nhật những kiến thức cần thiết về bệnh để có cách xử trí phù hợp.
Bệnh tiêu chảy sẽ không quá nguy hiểm nếu người bệnh được điều trị kịp thời và đúng cách. Điều quan trọng là người bệnh và người xung quanh đánh giá được mức độ nghiêm trọng để có phương án hành động phù hợp.
Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:
- Website: capcuuvang.com
- Hotline : 0912 115 115
- Email : capcuuvang@gmail.com
- Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM