Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị ngộ độc hóa chất

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị ngộ độc hóa chất

Ngày nay, tỉ lệ bị ngộ độc do hóa chất ngày càng tăng, trong một số trường hợp không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây, Cấp Cứu Vàng sẽ hướng dẫn cho bạn cách sơ cứu khi bị ngộ độc hóa chất. Cùng theo dõi nhé!

Ngộ độc hóa chất là gì? 

Ngộ độc hóa chất là một tình trạng hay một quá trình mà trong đó sức khỏe và tín mạng của con người bị tổn hại bởi các loại hóa chất. Hiện nay ngộ độc hóa chất có thể chia thành hai nhóm là: ngộ độc mãn tính và ngộ độc cấp tính.

  • Ngộ độc hóa chất mãn tính là trường hợp con người tiếp xúc lâu dài với hóa chất. Các triệu chứng ngộ độc không biểu hiện ngay lập tức mà sẽ gây ra các bệnh tiềm ẩn nguy hiểm về sau. Ngộ độc mãn tính thường xảy ra khi con người tiếp xúc với các loại hóa chất trong lao động sản xuất.
  • Ngộ độc hóa chất cấp tính là trường hợp con người tiếp xúc với hóa chất một lần hoặc trong thời gian ngắn với các triệu chứng và biểu hiện tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc. Trường hợp này nguy hiểm hơn và có thể dẫn đến tử vong.

Các biểu hiện của người bị ngộ độc hóa chất

Các biểu hiện của người bị ngộ độc hóa chất

Khi bị ngộ độc hóa chất, nạn nhân thường có các biểu hiện như:

  •  Đau đầu do hệ thần kinh trung ương bị tổn hại
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Đau họng, ho, đau ngực 
  • Đau vùng thượng vị
  • Chảy máu cam, khó thở, thở gấp, tím tái
  • Suy giảm nhịp tim, suy hô hấp
  • Rối loạn ý thức, hôn mê…

Riêng với những trường hợp ngộ độc với các loại hóa chất có tính ăn mòn thì vùng bị tổn hại sẽ phồng rộp, chảy máu, lở loét và nghiêm trọng hơn là hoại tử tùy thuộc vào nồng độ hóa chất.

Các trường hợp ngộ độc hóa chất thường gặp?

Các trường hợp ngộ độc hóa chất thường gặp?

Hít phải hóa chất nguy hiểm

Một trong những trường hợp ngộ độc hóa chất xảy ra khá phổ biến đó chính là con người hít phải các loại hóa chất nguy hiểm. Nạn nhân có thể vô tình hít phải hoặc đi vào vùng có chứa hóa chất độc hại mà không thực hiện các biện pháp bảo hộ sức khỏe đúng đắn.

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp ngộ độc do hít phải các loại hóa chất được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày như: các loại hóa chất tẩy rửa, dầu hỏa…

Những người bị ngộ độc do hít phải hóa chất thường sẽ bị tím tái, ngất đi và có dấu hiệu tim ngừng đập tạm thời rất nguy hiểm.

Nuốt, ăn phải chất độc

Trường hợp ngộ độc hóa chất phổ biến khác là nuốt, ăn phải thức ăn có chứa chất độc. Nguyên nhân xảy ra đa phần là do sự nhầm lẫn của nạn nhân trong việc phân biệt giữa các sản phẩm hóa chất và các sản phẩm có thể ăn, uống được. Trẻ em là một trong những đối tượng thường gặp phải tình trạng ngộ độc này.

Bên cạnh đó việc nuốt, ăn phải hóa chất cũng có thể xảy ra một cách gián tiếp thông qua chế biến thực phẩm. Việc hóa chất bị lẫn vào trong thức ăn sẽ khiến người dùng bị ngộ độc sau khi sử dụng. Nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm bẩn sử dụng hóa chất trong chế biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc cho người dùng.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị ngộ độc hóa chất

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị ngộ độc hóa chất

Các trường hợp ngộ độc hóa chất diễn ra khá thường xuyên, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để sơ cứu cho nạn nhân đúng cách. 

Thực hiện công tác sơ cứu hiệu quả đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc chữa trị cho nạn nhân. Tùy vào trường hợp ngộ độc hóa chất mà sẽ có cách sơ cứu khác nhau.

Bạn cần chú ý vào các triệu chứng của nạn nhân để lựa chọn cách sơ cứu phù hợp. 1 giờ kể từ khi nạn nhân tiếp xúc với hóa chất được xem là thời gian vàng để thực hiện các biện pháp sơ cứu. 

Nếu như bạn có phát hiện và nghi ngờ có người bị ngộ độc thì cần phải chú ý đến các yếu tố như: chai lọ hóa chất, vết bỏng, mùi hôi bất thường trên người nạn nhân, hoặc bất kỳ thứ gì ở gần đó.

  • Nếu nạn nhân ngộ độc hóa chất là do hít phải khí độc thì cần nhanh chóng đưa ra nơi thoáng khí, có đầy đủ oxy để họ nhanh chóng đào thải các khí độc ra khỏi cơ thể. Tránh trường hợp đám đông vây quanh nạn nhân, khiến cho lượng khí oxy bị hạn chế. Nếu như nhận thấy nạn nhân hít thở khó khăn thì cần thực hiện hô hấp nhân tạo kịp thời.
  • Nếu như nạn nhân nuốt phải hóa chất thì khi sơ cứu cần phải loại bỏ đi các tạp chất còn sót lại trong khoang miệng, tìm cách giúp cho nạn nhân nôn ra. Nếu có nghi ngờ chất độc là hóa chất tẩy rửa gia dụng hay một số hóa chất khác thì cần đọc kỹ thông tin in trên nhãn của bao bì và sơ cứu theo hướng dẫn xử lý tai nạn ngộ độc nếu có. Nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để tiến hành rửa ruột, đưa chất độc ra khỏi cơ thể.

Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu, hãy gọi cho 115 hoặc thuê xe cứu thương qua hotline 0912 115 155 nếu ở quận 1, quận 3, quận 5, quận 10, giúp đưa nạn nhân bị ngộ độc hóa chất đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời. 

Cần chuẩn bị các thông tin về nạn nhân như: độ tuổi, cân nặng, các triệu chứng, loại hóa chất nghi ngờ…Nếu có thể xác định đúng được loại hóa chất và thời gian ngộ độc sẽ giúp ích cho việc cứu chữa. Mang theo vỏ hộp, chai thuốc, lọ nghi ngờ chứa chất độc đến cơ sở điều trị.

Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc hóa chất

Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc hóa chất

Việc ngộ độc hóa chất là vô cùng nguy hiểm, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của nạn nhân. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người còn chủ quan trong việc phòng ngừa, dẫn đến nhiều trường hợp ngộ độc hóa chất thương tâm đã xảy ra, đặc biệt có nhiều nạn nhân là trẻ em.

Trong hoạt động kinh doanh sản xuất quy mô lớn, cần phải thực hiện công tác xác định, khoanh vùng, lập kế hoạch và kiểm tra thường xuyên những điểm có nguy cơ xảy ra các sự cố hóa chất cao. 

Các đơn vị cần phải có biện pháp cất giữ, sử dụng hóa chất theo quy định của pháp luật, đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động. Cần phải có các phương án dự phòng, ứng phó với các sự cố hóa chất.

Trong đời sống và sản xuất quy mô hộ gia đình, cần phải bảo quản và sử dụng hóa chất cẩn thận. Phân loại và bảo quản ở những khu vực riêng, dãn tên nhãn hóa chất để tránh dẫn đến các trường hợp nhầm lẫn. Không mang các loại hóa chất mạnh sử dụng trong công nghiệp về cất trữ trong nhà.

Đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì càng phải hết sức chú ý, cần giáo dục cho trẻ về ngộ độc hóa chất. Hướng dẫn trẻ sử dụng xà phòng, dầu gội…đúng cách. Không dùng những vỏ chai nước ngọt để chứa đựng hóa chất. Không để hóa chất ở những nơi trẻ em thường vui chơi, đi qua lại. Để hóa chất tránh xa tầm tay của trẻ em.

Khi cần phải tiếp xúc với hóa chất, phải có các biện pháp bảo hộ như bao tay, khẩu trang, đồ bảo hộ chuyên dụng…Vệ sinh cơ thể cẩn thận sau khi làm việc có tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là tay. Tránh lạm dụng các loại hóa chất trong đời sống và sản xuất, nên ưu tiên thay thế hóa chất bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.

Có thể nói, ngộ độc hóa chất là loại ngộ độc có tính nguy hiểm nhất đối với con người. Nếu không được cứu chữa kịp thời thì nạn nhân sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức sơ cứu khi bị ngộ độc hóa chất và áp dụng đúng cách nếu có các trường hợp không may xảy ra.

Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:

  • Website: capcuuvang.com
  • Hotline : 0912 115 115
  • Email : capcuuvang@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị ngộ độc hóa chất
Chuyển lên trên
.
.
.
.