Động kinh là một trong những bệnh lý thường gặp nhất liên quan đến thần kinh. Việc sơ cứu ngay lập tức khi người co giật do động kinh là rất cần thiết. Cùng Cấp Cứu Vàng tìm hiểu kĩ hơn cách sơ cứu cho người co giật do động kinh trong bài viết dưới đây nhé.
Động kinh là gì? Biểu hiện của người co giật do động kinh
Động kinh là gì?
Động kinh là một biểu hiện của việc hệ thần kinh trung ương bị rối loạn. Cụ thể, hoạt động của não bị thay đổi, gây ra co giật hoặc thời gian hành vi và cảm giác bất thường. Người bệnh cũng có thể bị mất ý thức một khoảng thời gian ngắn khi xảy ra hiện tượng động kinh.
Biểu hiện của người co giật do động kinh
Bệnh động kinh có một số biểu hiện phổ biến như những cơn co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân. Người co giật do động kinh không làm chủ được ý thức, họ hoàn toàn mất kiểm soát bản thân.
Thường thì mỗi cơn động kinh chỉ kéo dài 2-3 phút sau khi bệnh nhân có thể hồi lại trạng thái ban đầu. Vì vậy, khi gặp người đang lên cơn động kinh, bạn cần hết bình tĩnh để quan sát, hỗ trợ.
Phân biệt cơn co giật do động kinh với cơn co giật do nguyên nhân khác
Hiện tượng co giật do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có khi là do sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, ma túy,…Hoặc cũng có thể khi bị hạ huyết áp nặng, não bộ bỗng dưng bị thiếu đi lượng máu lớn cho hoạt động bình thường.
Tụt đường huyết khi đói lả cũng khiến não không nhận đủ năng lượng cần thiết và gây ra co giật. Ngoài ra, co giật còn do một nguyên nhân khác gây ra, đó chính là động kinh.
Hiện tượng co giật do động kinh được chia làm 2 loại là co giật cục bộ và co giật toàn thân. Biểu hiện đặc trưng chính là sự đột ngột mất ý thức, ngừng mọi hoạt động trong khoảng vài chục giây. Khi xảy ra co giật do động kinh, người bệnh trong trạng thái đờ đẫn, mắt nhìn vô hồn, đánh rơi đồ vật đang cầm trong tay.
Động kinh toàn thể
Cơn động kinh thường xuất hiện rất đột ngột, bệnh nhân thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra. Cùng lúc đó, họ mất hết toàn bộ ý thức. Người co giật do động kinh toàn thể thường trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn co cứng: Diễn ra trong khoảng thời gian một vài phút. Biểu hiện của giai đoạn này là người bệnh co cứng toàn bộ các cơ tứ chi. Cụ thể là những phần cơ ở thân, ở ngực, hai tay co, hai chân duỗi.
- Giai đoạn co giật cơ: Diễn ra trong khoản thời gian một vài phút. Người bị động kinh sẽ giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt có lẫn máu.
- Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: Lúc này, người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở dốc, đái dầm. Nhiều trường hợp, người bệnh chỉ mất ý thức, té ngã như cơn không điển hình.
Động kinh cục bộ
Đây là cơn co giật cục bộ ở mặt, một phần chi. Động kinh cục bộ có thể là dấu hiệu cho thấy sẽ có một cơn động kinh toàn thể.
Cách sơ cứu cho người co giật do động kinh đúng cách
Vì vậy mà khi gặp một người lên cơn co giật do động kinh, bạn hãy hết sức bình tĩnh. Để thực hiện sơ cứu tại chỗ cho người bị động kinh, bạn thực hiện các bước sau đây:
- Trước tiên, khi gặp người bị co giật do động kinh, bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh. Tuyệt đối không la hét, hoảng loạn gây hoang mang cho mọi người xung quanh.
- Tiếp đến, kêu gọi người hỗ trợ.
- Đề nghị mọi người xung quanh lùi ra xa, không tụ tập quay quanh người bệnh.
- Nhẹ nhàng đỡ người bệnh nằm xuống khu vực phẳng, an toàn như giường, sàn nhà. Sau đó, đặt đầu bệnh nhân sang một bên phòng khi họ ói thì cũng không bị sặc vào phổi.
- Hãy cởi bỏ những vật dụng gây nguy hiểm trên người bệnh nhân. Bao gồm khăn choàng, cà vạt và nới lỏng quần áo. Thu dọn khu vực xung quanh, đảm bảo không có bất kỳ vật sắc nhọn, dễ vỡ, dễ cháy ở gần người bệnh.
- Theo dõi thời gian diễn ra co giật và biểu hiện trong cơn động kinh. Sau đó, miêu tả lại cho nhân viên y tế hoặc người nhà bệnh nhân. Tốt nhất là nên quay video lại nếu thuận tiện. Một số biểu hiện thường gặp như bệnh nhân co giật một bên hay hai bên, có trợn mắt, gồng người, sùi bọt mép, tiểu không tự chủ…
- Thường thì bệnh nhân sẽ bắt đầu tỉnh lại và có thể thở như bình thường sau khi cơn động kinh diễn ra được 1 – 2 phút. Nếu như diễn biến bệnh kéo dài hơn 5 phút, xuất hiện nhiều cơn co giật liên tiếp.
Những điều tuyệt đối không nên làm đối với người lên cơn động kinh
Khi gặp người co giật do động kinh, bạn cũng nên lưu ý những điều không nên làm dưới đây:
- Không cho bất cứ vật gì vào miệng vì bệnh nhân có thể cắn gãy. Chúng có thể rơi vào làm tắc thở hoặc gây gãy răng.
- Không cho uống nước, thuốc hay cho ăn khi bệnh nhân chưa tỉnh. Bởi vì như vậy có thể gây làm suy hô hấp.
- Không giữ chặt bệnh nhân vì cơn động kinh có thể gây trật khớp hoặc gãy xương.
- Không ấn nhân trung, ngực bệnh nhân vì cơn động kinh sẽ tự hết ngay sau đó. Ngoài ra, việc này còn làm gây thêm tổn thương cho người bệnh.
Cách giúp bệnh nhân sau cơn động kinh
Sau khi cơn động kinh ngừng, bạn có thể giúp người bị động kinh phục hồi bằng cách thực hiện các bước này sau:
- Bước 1: Trước tiên, hãy quỳ gối xuống một bên bệnh nhân. Đặt cẳng tay của bệnh nhân (gần nhất với bạn) thẳng góc với cơ thể bệnh nhân. Sau đó, gập cánh tay lên trên.
- Bước 2: Tiếp đến, đưa bàn tay của bệnh nhân áp vào má bên đối diện của tay.
- Bước 3: Đặt tay lên hai đầu gối chân của bệnh nhân và kéo gối lên để chân của bệnh nhân gấp lại. Đảm bảo bàn chân còn áp sát nền (tay kia vẫn áp vào má). Tiếp đến, hãy kéo đầu gối của người bệnh về phía bạn.
- Bước 4: Nhẹ nhàng nâng cằm bệnh nhân để hơi nghiêng đầu về phía sau, để giúp họ thở dễ dàng hơn. Tiến hành kiểm tra xem hơi thở bệnh nhân có trở lại bình thường không. Nhẹ nhàng kiểm tra miệng người đó xem có gì chặn đường thở, chẳng hạn như thức ăn hoặc răng giả. Hãy loại bỏ nếu bạn có thể làm như vậy một cách an toàn.
Lưu ý là hãy luôn ở bên cạnh bệnh nhân cho đến khi người đó đã bình phục hoàn toàn.
Khi nào cần gọi cấp cứu 115?
Thường thì sau khi cơn động kinh qua đi thì người bệnh sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, khi gặp trường hợp người co giật do động kinh có các biểu hiện dưới đây, hãy gọi cho cấp cứu hoặc thuê xe cứu thương đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay:
- Cơn động kinh diễn ra kéo dài hơn 5 phút.
- Cơn xuất hiện lặp lại liên tiếp.
- Người lên cơn động kinh đang mang thai hoặc bị bệnh khác kèm theo như sốt.
- Trường hợp, người bệnh lên cơn động kinh khi đang bơi lội, ở trong môi trường nước.
- Bệnh nhân không tỉnh lại sau cơn động kinh kết thúc.
- Người bệnh ngừng thở sau cơn co động kinh.
- Bệnh nhân bị thương trong lúc có cơn.
- Nếu bạn biết đây là cơn động kinh đầu tiên của bệnh nhân.
Trên đây là những chia sẻ về cách sơ cứu cho người co giật do động kinh mà chúng tôi muốn mang đến như vậy. Mong rằng, thông qua bài viết này bạn sẽ biết cách xử lý khi gặp những trường hợp co giật do động kinh.
Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:
- Website: capcuuvang.com
- Hotline : 0912 115 115
- Email : capcuuvang@gmail.com
- Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM