Hướng dẫn cách sơ cứu cho người bị điện giật

Hướng dẫn cách sơ cứu cho người bị điện giật

Tai nạn điện là một trong những sự cố về điện khá phổ biến hiện nay. Nó có thể xảy ra ngay trong gia đình, các tòa nhà, nhà máy hay trạm điện… Vậy nguyên nhân dẫn đến bị điện giật là gì? Cách sơ cứu cho người bị điện giật ra sao? Cùng Cấp Cứu Vàng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân dẫn đến bị điện giật

Nguyên nhân dẫn đến bị điện giật

  • Đấu sai các cực trên thiết bị và ổ cắm điện.
  • Dây nối đất không nối đúng cực trung tính trong ổ cắm mà nối vào cực dương, khiến dây trung tính đó trở nên dẫn điện.
  • Nắp đậy cầu chì, hộp cầu dao, đầu ra ở đui đèn bị hỏng hay dùng dây dẫn trần.
  • Các dây cáp mềm bị hỏng do cọ xát vào bề mặt sắc hoặc chạy ngầm dưới đất.
  • Sửa chữa tạm thời cáp mềm bằng các băng cách điện.
  • Mắc đường điện công cộng không đạt đủ tiêu chuẩn
  • Đồ dùng điện trong gia đình bị hỏng.
  • Không tuân thủ đúng quy trình an toàn: khi cấp cứu người bị điện giật không dùng vật liệu cách điện ra mà dùng tay kéo người bị thương, khiến người cứu hộ cũng bị điện giật.
  • Một số sự cố ngoài ý muốn

Dấu hiệu và triệu chứng khi bị điện giật

Dòng điện khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây ra những tác động về sinh lý, nhiệt, phân điện… Những điều này gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bị điện giật.

  • Với mức độ nhẹ, người bị giật điện sẽ có cảm giác tê buốt ở vùng tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện.
  • Ở mức độ nặng hơn, khi bị điện giật, các cơ của cơ thể bị co giật mạnh khiến người bắn ra xa. Điều này cực nguy hiểm đối với những người đang làm việc ở trên cao, có thể làm cho họ rơi xuống và bị thương nghiêm trọng.
  • Khi bị điện giật, dòng điện chạy trong cơ thể chúng ta, nên có thể gây bỏng vùng tiếp xúc, nặng hơn có thể bất tỉnh, ngừng thở và tim ngừng đập dẫn đến tử vong.

Cách sơ cứu cho người bị điện giật đúng cách nhất

Ngay khi phát hiện người bị điện giật, hãy nhanh chóng sơ cứu đúng cách theo các bước sau. Sơ cứu càng nhanh thì khả năng cứu sống càng cao, mức độ rủi ro càng thấp.

Nên ngắt nguồn điện 

Nên ngắt nguồn điện 

Đây chính là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Hãy quan sát xung quanh để xác định nguồn điện ở đâu và tìm cách ngắt nguồn điện ngay lập tức. Điện được ngắt càng sớm thì mức độ tổn thương sẽ càng thấp, càng dễ cứu chữa. Ngược lại, bị điện giật càng lâu thì cơ thể càng bị tổn hại và việc cứu chữa sẽ khó khăn, thậm chí là có thể gây tử vong trước khi được sơ cứu.

Tách dòng điện ra khỏi người nạn nhân

Không phải lúc nào bạn cũng xác định được vị trí nguồn điện ở đâu. Do đó, trong những trường hợp như vậy, hãy dùng thanh nhựa, thanh cao su hay bất cứ vật dụng nào không dẫn điện để tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối không được dùng tay, chân hay bất cứ bộ phận nào của cơ thể để chạm vào người bị điện giật.

Tiến hành sơ cứu 

Tiến hành sơ cứu 

Sau khi ngắt nguồn điện hoặc tách khỏi nguồn được ra người bị nạn, lúc này hãy bắt đầu thực hiện sơ cứu người bị điện giật theo các bước sau:

  • Đặt nạn nhân nằm thoải mái, đầu thấp, ở nơi thoáng khí, thuận tiện cho việc sơ cứu. Đồng thời, chú ý đến việc giữ ấm cho nạn nhân, không để nạn nhân bị lạnh. 
  • Kiểm tra xem người bị nạn có còn thở hay không. Trường hợp nạn nhân còn thở, bị bỏng nhẹ có thể rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước mát. Nếu bị chảy máu thì sử dụng miếng gạc hoặc vải sạch để cầm máu. 
  • Nếu nạn nhân bị tổn thương nặng ở phần đốt sống cổ thì hãy di chuyển ngay đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh bị liệt về sau.
  • Trường hợp người bị điện giật bất tỉnh và có dấu hiệu ngừng thở, cần thực hiện sơ cứu bằng cách hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực. Đây là những kỹ thuật vô cùng quan trọng, cần thực hiện đúng cách để cứu sống nạn nhân.

Nói chung, khi kiểm tra tình trạng nạn nhân, tùy vào mức độ mà bạn có cách sơ cứu phù hợp. Nhưng sau khi sơ cứu người bị điện giật xong, nạn nhân đã tỉnh táo và ổn định thì vẫn nên đưa họ đến bệnh viện.

Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra các tổn thương như: mức độ chảy máu, vết bỏng, tình trạng gãy xương,… Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định người bị điện giật thực hiện một số xét nghiệm quan trọng như: xét nghiệm máy, đo điện tâm đồ, chụp CT hoặc MRI

Lưu ý quan trọng khi sơ cứu cho người bị điện giật

Ngoài các bước sơ cứu nói trên, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho cả bản thân lẫn người bị nạn: 

  • Khi nhìn thấy người bị điện giật, việc đầu tiên bạn nên làm là giữ bình tĩnh, không được hốt hoảng. Nếu mất bình tĩnh trong lúc này có thể dẫn đến hành động sai, không chỉ đe dọa tính mạng nạn nhân mà còn gây nguy hiểm cho bản thân. 
  • Không được chạm vào người nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện. Không dùng vật truyền dẫn điện như thanh kim loại để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân. Bởi những vật này có thể khiến bạn bị điện giật.
  • Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt họ nằm ở tư thế phục hồi một cách cẩn thận, nhẹ nhàng. Tuyệt đối không để ngã hoặc va chạm vào những vật cứng. Bởi không chỉ gây đau đớn mà còn khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng. Cũng không nên tập trung quá đông người có thể khiến họ cảm thấy khó thở.
  • Nếu nạn nhân bị điện giật trên cao, nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Để đảm bảo an toàn, có thể nhờ sự hỗ trợ của công ty điện lực. 
  • Tuyệt đối không thoa dầu, cạo gió hay đổ nước vào người bị điện giật. Chỉ cần giữ ấm cho họ là được. 
  • Đối với hô hấp nhân tạo, nên thực hiện 20 lần/phút. Còn đối với ép tim ngoài lồng ngực, thực hiện 100 lần/phút. Nếu nạn nhân càng trẻ tuổi thì càng thực hiện nhanh và nhiều lần hơn. 
  • Để nạn nhân nhanh tỉnh, có thể kết hợp giữa hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Cứ 5 lần ép tim thì thực hiện 1 lần hô hấp nhân tạo. Kết hợp đến khi nào nạn nhân tỉnh lại thì dừng hẳn và đưa đến viện. 
  • Quá trình sơ cứu tại chỗ, nên gọi hoặc thuê xe cứu thương. Ngay sau khi xe cứu thương đến thì hãy để các nhân viên y tế cấp cứu và đưa nạn nhân vào viện kịp thời. Kể cả trường hợp nạn nhân tỉnh táo. 

Cách phòng ngừa bị điện giật như thế nào?

Cách phòng ngừa bị điện giật như thế nào?

Nâng cao ý thức người dân cũng như những người hoạt động trong ngành điện về cách phòng tránh bị điện giật như sau:

  • Nên tôn trọng hành lang an toàn điện.
  • Tuân thủ quy định về bảo hộ lao động khi sửa chữa và tiếp xúc với nguồn điện.
  • Cập nhật, huấn luyện thành thục cách sơ cứu cho người bị điện giật.
  • Bảo vệ trẻ nhỏ trước nguồn điện bằng các biện pháp thích hợp
  • Nên treo biển báo phù hợp tại các vị trí có nguồn điện dễ xảy ra điện giật.
  • Thường xuyên kiểm tra và thay thế các thiết bị điện đề phòng rò điện: như đường dây quá cũ, rách vỏ bảo vệ, bị đứt, thiết bị điện trong nhà như nồi cơm, máy giặt, ấm đun nước.

Hy vọng những thông tin về cách sơ cứu cho người bị điện giật mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, hãy luôn đảm bảo an toàn cho chính mình và cho những người xung quanh bằng việc thực hiện các cách phòng ngừa bị điện giật nhé.

Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:

  • Website: capcuuvang.com
  • Hotline : 0912 115 115
  • Email : capcuuvang@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM
Hướng dẫn cách sơ cứu cho người bị điện giật
Chuyển lên trên
.
.
.
.