Sảy thai là gì? Các dấu hiệu nhận biết bị sảy thai

Sảy thai là gì? Các dấu hiệu nhận biết bị sảy thai

Được làm mẹ là một điều vô cùng hạnh phúc và thiêng liêng của mỗi người phụ nữ, tuy nhiên thì sảy thai lại là điều không ai mong muốn. Vì vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý với mọi thay đổi trên cơ thể vì đó có thể là dấu hiệu sảy thai. Bài viết dưới đây, Cấp Cứu Vàng sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng sảy thai là gì cũng như cách phòng ngừa, mời các mẹ bầu tham khảo nhé!

Sảy thai là gì?

Sảy thai là gì?

Sảy thai hay hư thai là hiện tượng mất thai tự nhiên trước tuần thứ 20. Hiện tượng này thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Song trên thực tế, con số thường cao hơn vì nhiều trường hợp sảy thai quá sớm, trước cả khi thai phụ biết mình đang mang thai.

Các dấu hiệu nhận biết bị sảy thai là gì?

  • Đốm máu nhiều
  • Chảy máu âm đạo
  • Chảy chất lỏng từ mô hoặc chất lỏng từ âm đạo
  • Đau bụng dữ dội hoặc bị chuột rút liên tục
  • Đau lưng và đầu gối từ nhẹ đến nặng
  • Giảm các dấu hiệu như: mất nhạy cảm ở vú hoặc buồn nôn, chóng mặt

Khi người mẹ có các dấu hiệu chảy máu ấm đạo quá nhiều thì cần nhanh chóng thuê xe cứu thương để đưa sản phụ đến bệnh viện sớm nhất để được bác sĩ điều trị kịp thời, tránh trường hợp để quá lâu sẽ gây tử vong cho sản phụ do mất máu quá nhiều.

Các nguyên nhân dẫn đến sảy thai là gì?

Các nguyên nhân dẫn đến sảy thai là gì?

Độ tuổi của mẹ bầu

Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở khi mang thai có tỷ lệ rủi ro bị sảy thai là 15%. Nếu mang thai ngoài 35 tuổi, tỷ lệ rủi ro sẽ tăng lên 25% còn trên 40 tuổi, tỷ lệ tăng lên 35%. Điều này đồng nghĩa với việc độ tuổi của mẹ bầu khi mang thai càng lớn thì tỷ lệ sảy thai càng cao do nội tiết tố nữ trong cơ thể.

Bất thường nhiễm sắc thể

Phần lớn nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên xuất phát từ sự bất thường ở nhiễm sắc thể của phôi thai, khiến phôi không thể tiếp tục phát triển thành thai kỳ khỏe mạnh bình thường.

Vấn đề ở tử cung

Phụ nữ có cấu trúc tử cung phát triển bất thường như tử cung có sừng, tử cung đôi,… hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung như là lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… là đối tượng có nguy cơ bị sảy thai từ rất sớm.

Vấn đề ở nhau thai

Khi cơ thể mẹ bầu không đủ hormone Progesterone, nhau thai sẽ không bám được vào niêm mạc tử cung, do đó không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi, khiến thai nhi không được nuôi dưỡng để tiếp tục phát triển, và cuối cùng dẫn đến sảy thai.

Nhiễm trùng khi mang thai

Khi mang thai, nếu mẹ bầu nhiễm phải virus hoặc vi khuẩn có hại như Chlamydia, Rubella, lậu, giang mai, nấm, HIV… khó có thể khiến thai nhi phát triển bất thường.

Sử dụng chất kích thích

Lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê… cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu đối mặt với nguy cơ sảy thai sớm.

Một số loại sảy thai thường gặp ở mẹ bầu

Tùy thuộc vào các triệu chứng và giai đoạn mang thai của bạn, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng hư thai thuộc một trong các loại sau:

  • Sảy thai hoàn toàn: Hiện tượng này xảy ra khi tất cả các mô thai đã bị tống ra khỏi cơ thể người mẹ.
  • Sảy thai không hoàn toàn: Cơ thể người mẹ tự giải phóng các mô bào thai, nhưng một số mô vẫn còn sót lại trong tử cung.
  • Sảy thai lỡ: Lúc này, phôi thai đã chết nhưng nhau thai và mô phôi vẫn còn ở trong tử cung của mẹ. Hầu hết các trường hợp sảy thai lỡ đều không biết mình bị hư thai, cho đến kỳ siêu âm tiếp theo và tình cờ được bác sĩ phát hiện.
  • Dọa sảy thai: Cổ tử cung của mẹ bầu không giãn ra, nhưng lại bị chảy máu bất thường. Trong trường hợp này, nếu được phát hiện và can thiệp y tế kịp lúc, thai nhi sẽ không bị sảy và vẫn phát triển bình thường.
  • Sảy thai do nhiễm trùng: Khi các mô thai không được thải ra toàn bộ, tình trạng nhiễm trùng tử cung có thể xảy ra, dẫn tới hiện tượng sảy thai cho mẹ bầu.

Cách điều trị sảy thai như thế nào?

Cách điều trị sảy thai như thế nào?

Đối với các trường hợp dọa sảy thai, bác sĩ sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi cho đến khi máu ngừng chảy và cơn đau bụng dưới giảm bớt. Bạn cũng sẽ được yêu cầu tránh vận động mạnh và quan hệ tình dục trong giai đoạn nhạy cảm này.

Nếu bạn thật sự bị sảy thai, việc điều trị sẽ tập trung xác định phôi thai đã ngừng phát triển hay chưa, đã trôi ra hết hay vẫn còn sót lại… Để làm được điều này, bác sĩ sẽ siêu âm để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng:

  • Nếu bạn không bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ cho đó là hiện tượng sảy thai diễn ra tự nhiên. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc có tác dụng tống hết mô thai và nhau thai ra ngoài. Thuốc có thể được dùng bằng cách uống hoặc đặt trong âm đạo.
  • Nếu bạn bị sảy thai kèm theo hiện tượng chảy máu nhiều hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, nhất thiết phải điều trị bằng phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc tiểu phẫu “hút và nạo” để làm giãn cổ tử cung và loại bỏ mô nằm bên trong tử cung.

Cách phục hồi sau khi bị sảy thai

Dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn: Cần dành thời gian nghỉ ngơi thật nhiều để phục hồi sức khỏe, hạn chế hoặc tránh tuyệt đối làm việc nhà, nhất là những công việc nặng nhọc như giặt giũ, bưng bê, lau dọn nhà cửa…

Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Cùng với việc nghỉ ngơi, tuân thủ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng là điều tốt nhất mà bạn cần làm cho bản thân trong giai đoạn này. Hãy “chiều chuộng” cơ thể bằng cách bổ sung loại thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt tăng cường thực phẩm giàu chất sắt, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả). Bên cạnh đó, cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể ( 2,5 lít/ngày).

Tránh quan hệ tình dục: Ngay sau khi sảy thai, cổ tử cung rất nhạy cảm, hiện tượng xuất huyết kèm dịch âm đạo là điều tất yếu. Vì thế, bạn nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi ngừng chảy máu hoàn toàn( ít nhất là 6 tuần )

Thư giãn tinh thần và tránh tập luyện cường độ cao: Đây là thời điểm bạn cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, tránh làm việc nhà và mang vác đồ. Hãy thử thiền và tập yoga để xoa dịu tâm trí và giảm căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng. Hoạt động này có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của người mẹ sau khi sảy thai.

Phòng ngừa nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu

Phòng ngừa nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu

Để tận hưởng một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, các mẹ bầu nên:

  • Tránh căng thẳng, luôn giữ tinh thần được vui vẻ, lạc quan và thoải mái.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ như: canxi, protein, acid folic, vitamin và chất xơ. Đặc biệt, ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh sạch để tránh bị táo bón trong thai kỳ. Tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý khi mang thai
  • Tập thể dục rất là tốt nhưng hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai vì có nhiều động tác mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng.
  • Không quan hệ tình dục trong khoảng thời gian đầu mang bầu để tránh kích thích làm tử cung tăng co bóp. Tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian quan hệ với tần suất và cường độ phù hợp để vừa giữ hạnh phúc đời sống vợ chồng, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tuân thủ lịch khám thai theo định kỳ của bác sĩ là việc làm quan trọng nhất.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng sảy thai là gì cũng như phòng tránh được rủi ro bị sảy thai một cách tốt nhất! Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:

  • Website: capcuuvang.com
  • Hotline : 0912 115 115
  • Email : capcuuvang@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM
Sảy thai là gì? Các dấu hiệu nhận biết bị sảy thai
Chuyển lên trên
.
.
.
.