Nhồi máu cơ tim là gì? Hướng dẫn sơ cứu cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là gì? Hướng dẫn sơ cứu cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Bạn đã từng nghe về nhồi máu cơ tim hay đã chứng kiến ai đó bị triệu chứng này chưa? Triệu chứng này có thể diễn ra rất đột ngột, nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ có thể dẫn tới tử vong. Vây để hiểu rõ hơn về nhồi máu cơ tim là gì? Cách để sơ cứu cho bệnh nhân khi gặp trường hợp xấu này như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây của Cấp Cứu Vàng nhé. 

Nhồi máu cơ tim là gì? 

Nhồi máu cơ tim là gì? 

Nhồi máu cơ tim là dạng bệnh lý xuất hiện khi có cục máu đông gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành. Trong đó động mạch vành là động mạch cung cấp máu và nuôi dưỡng tế bào cơ tim. 

Một khi động mạch vành bị tắc, không còn nguồn cung cấp máu đến cho cơ tim sẽ làm phá hủy hoặc chết một phần cơ tim tương ứng. Bệnh lý này thường diễn ra đột ngột, khó phát hiện trước và dễ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là gì?

Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và được phân thành 2 nhóm chính như sau:

  • Do xơ vữa động mạch: Bệnh lý này thường xảy ra ở các động mạch vừa và lớn, trong đó có động mạch vành. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này. Đặc điểm của bệnh lý này là tình trạng các mảng xơ vữa lắng đọng dần ở thành mạch và gây hẹp dần, tắc nghẽn lòng mạch và làm giảm cung cấp máu mô ở phía xa. Từ đó sẽ gây ra nhồi máu cơ tim cấp. 
  • Không do xơ vữa: đây là trường hợp khá hiếm gặp. Ở nhóm không do xơ vữa thường sẽ bao gồm các bệnh lý bẩm sinh có liên quan tới động mạch vành như rò, sai điểm xuất phát, dị dạng,… co thắt động mạch vành không liên quan xơ vữa và các bệnh viêm nhiễm động mạch vành.

Dấu hiệu của nhồi máu cơ tim là gì?

Dấu hiệu của nhồi máu cơ tim là gì?

Theo một số nghiên cứu đã cho thấy rằng có tới 95% số người sống sót sau khi bị nhồi máu cơ tim đều xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo trước. 

Thường những dấu hiệu đó sẽ xuất hiện trước đó vài tuần, thậm chí là vài tháng. Tuy nhiên do con người chủ quan hoặc có thể là do không biết đó là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy tới. 

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nhồi máu cơ tim mà ai cũng nên nắm chắc, cụ thể như sau:

  • Đau thắt ngực: Cơn đau gò này thường sẽ xuất hiện bên ngực trái hoặc giữa ngực; và cũng có thể lan rộng ra vai, cổ, cánh tay trái, hàm,…chỉ diễn ra trong vài phút rất ngắn rồi biến mất và quay trở lại.
  • Cơ thể mệt mỏi: dấu hiệu này bắt gặp ở 100% người bệnh trước khi xuất hiện một cơn nhồi máu cơ tim khoảng vài ngày. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần mà chưa từng bị trước đây. 
  • Khó thở: tình trạng này sẽ xuất hiện khi bạn làm gì đó gắng sức, nhưng về sau cả khi nghỉ ngơi cũng cảm thấy khó thở. Dấu hiệu này có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc khi bị đau thắt ngực.
  • Bị buồn nôn, nôn hoặc ợ nóng, khó tiêu: tình trạng này thường xuất hiện ở bệnh nhân nữ nhiều hơn nam.

Ngoài các dấu hiện trên, các bạn cũng cần chú ý tới một số dấu hiệu khác có thể là cảnh báo như: cảm thấy choáng váng, chóng mặt; toát mồ hôi lạnh, cảm giác tim đập lo lắng hay luôn có cảm giác muốn đi đại tiện,…

Đối tượng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao?

Bất kể là ai, độ tuổi nào, kể cả trẻ em đều cũng có thể gặp phải tình trạng bị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao. Bên cạnh đó, cụ thể một số đối tượng có khả năng bị triệu chứng cao như sau: 

  • Gia đình đã từng có mắc bệnh: Những người có yếu tố di truyền bệnh lý này có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn người khác. 
  • Người hút thuốc lào, thuốc lá: Hút thuốc sẽ dẫn tới việc động mạch bị xơ vữa và gây ra tình trạng nhồi máu cũng như hẹp động mạch ngoại vi hoặc tai biến mạch máu não. Thực tế cho thấy có khoảng 30-40% trường hợp tử vong do bệnh lý mạch vành có nguyên nhân từ hút thuốc.
  • Người bị cao huyết áp: Đối tượng này có nguy cơ cao gấp 6 lần ở nữ giới và 3 lần ở nam giới.
  • Người uống nhiều rượu bia: Sử dụng quá nhiều rượu bia sẽ gây ra nhiều biến cố tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan, biến chứng não…
  • Người bị thừa cân, béo phì: Đối tượng này dễ mắc các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu,…

Hướng dẫn sơ cứu cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Hướng dẫn sơ cứu cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Sau khi tìm hiểu các nội dung trên, chắc hẳn ai cũng đã biết tầm quan trọng của việc sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim. Dưới đây là một số cách sơ cứu khi, giúp hỗ trợ bệnh nhân hiệu quả và tốt nhất.

Ngậm Aspirin

Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo, để họ nằm nửa nằm nửa ngồi, dựa lưng vào một điểm trụ, thả lỏng; sau đó giúp bệnh nhân nới lỏng quần áo. Nếu có thuốc aspirin, cho bệnh nhân nhai ngay một viên aspirin 300mg hoặc uống dạng sủi để đề phòng cục máu đông. 

Tiếp đó, nhanh chóng di chuyển bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để điều trị. Tuyệt đối không trì hoãn, chậm trễ vì có thể làm mất thời gian vàng cứu cơ tim (chỉ trong vòng giờ đầu sau nhồi máu cơ tim).

Dùng Nitroglycerin

Khi bệnh nhân còn tỉnh táo và có sẵn thuốc bên người, cho ngậm ngay dưới lưỡi nitrate hoặc xịt Nitroglycerin dưới lưỡi 2 lần nếu đau hoặc tức ngực. 

Nếu sau 5 phút, bệnh nhân chưa giảm cơn đau ngực, có thể dùng thêm một liều nữa. Và sau đó di chuyển đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ y tế.

Hô hấp nhân tạo nếu bị bất tỉnh

Trường hợp bệnh nhân bị bất tỉnh cần thực hiện ngay biện pháp hô hấp nhân tạo:

  • Ép tim ngoài lồng ngực: Đặt người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái của người bệnh. Sau đó chồng, đan chéo 2 bàn tay lên và đặt trước tim (khoảng giữa 2 núm vú – khoang liên sườn 4 – 5 bên trái, ngay trên xương ức). Tiếp đó, dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục khoảng 60 lần/phút để tăng sự co bóp tim.
  • Hô hấp nhân tạo: Đặt người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng, nới rộng quần áo, kiểm tra dị vật trong miệng, sau đó kê cao cổ để đầu hơi ngửa ra phía sau. Sau đó, bạn bịt mũi người bệnh, dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh nhiều lần.

Gọi cấp cứu

Khi người bệnh có biểu hiện của nhồi máu cơ tim cần nhanh chóng gọi hoặc liên hệ ngay đến các đơn vị cho thuê xe cứu thương ngay lập tức. Và trong thời gian chờ xe cấp cứu tới, chúng ta có thể tiến hành sơ cứu theo các cách đã được đề cập phía trên.

Cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Dưới đây là một số cách phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim cho mỗi cá nhân cũng như cộng đồng:

  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ về tâm lý; tránh lo âu, stress…
  • Không hút thuốc lá hay sử dụng rượu bia
  • Tăng cường rèn luyện thể lực
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Kiểm soát cân nặng
  • Điều chỉnh sự rối loạn mỡ máu
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ…

Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về nhồi máu cơ tim là gì? Các dấu hiệu nhận biết, cũng như cách sơ cứu cho bệnh nhân khi bị nhồi máu cơ tim hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên giúp bạn có kiến thức trong cách phòng bệnh, sơ cứu để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người.

Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:

  • Websitecapcuuvang.com
  • Hotline : 0912 115 115
  • Email : capcuuvang@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM
Nhồi máu cơ tim là gì? Hướng dẫn sơ cứu cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Chuyển lên trên
.
.
.
.