Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn là căn bệnh có diễn biến nhanh, phức tạp và nguy hiểm đến cơ thể. Nguyên nhân hình thành bệnh chủ yếu là do ăn uống thực phẩm không an toàn, bị nhiễm khuẩn. Bài viết dưới đây Cấp Cứu Vàng sẽ giúp bạn tìm hiểu ngộ độc thức ăn là gì? Cách sơ cứu người bệnh hiệu quả khi ngộ độc thức ăn và những biện pháp phòng bệnh. Cùng theo dõi nhé!
Ngộ độc thức ăn là gì?
Ngộ độc thức ăn là bệnh xảy ra khi người bệnh ăn phải những thức ăn hay nước uống có nhiễm vi khuẩn, virus hay chứa các độc tố mạnh. Trường hợp ngộ độc nhẹ, người bệnh có thể tự hồi phục sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, những trường hợp ngộ độc nặng sẽ có biểu hiện nhanh, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân gây nên ngộ độc thức ăn là gì?
Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ngộ độc thức ăn:
- Nhiễm khuẩn Salmonella: đây là vi khuẩn gây bệnh thương hàn.
- Độc tố tụ cầu Staphylococcus có trong thịt gia cầm chưa nấu chín, sữa hỏng.
- Độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum có trong thịt, cá bị ôi thiu và bị ươn.
- Độc tố vi nấm Aflatoxin có trên các loại hạt như đậu nành, lạc, hướng dương, ngô, điều, bột từ các loại hạt này khi bị nấm mốc.
- Các loại virus viêm gan A (HAV) và Norwalk có trong những loại rau sống, thực phẩm chế biến nguội; các loại động vật sống trong vùng nước ô nhiễm như sò, hến, ốc.
- Sán lá gan nhỏ có trong món gỏi cá sốc, ốc chưa nấu chín, cá nướng sống.
- Nhiễm các loại kim loại nặng như asen, thủy ngân, chì, selenium có trong thực phẩm.
- Chất tồn dư còn lại của thuốc bảo vệ thực vật.
- Các chất phụ gia và chất bảo quản không được phép sử dụng hoặc sử dụng quá liều, quá thời hạn trên thực phẩm.
- Một số loại thực phẩm chứa độc tố tự nhiên như măng, cóc, cá nóc… khi không được chế biến đúng cách sẽ khiến ngộ độc.
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thức ăn là gì?
Tùy theo mức độ độc tính của thực phẩm mà thời gian phát bệnh sẽ diễn ra sau vài phút hoặc vài tiếng sau khi hệ tiêu hóa bắt đầu tiêu thụ sản phẩm. Những dấu hiệu thường thấy khi có người dính ngộ độc thức ăn:
- Cơ thể bắt đầu cảm thấy khác thường sau khi ăn uống một loại thực phẩm nào đó.
- Những người ăn chung một loại thực phẩm có những biểu hiện cơ thể khác thường giống nhau. Trong khi đó, những người không sử dụng thì có tình trạng sức khỏe bình thường.
- Triệu chứng điển hình của cơ thể là buồn nôn, nôn ói, nhức đầu, sốt, choáng váng, tiêu chảy, mạch đập nhanh, đau bụng, mất ý thức…
Một số biến chứng nguy hiểm khi người bệnh bị ngộ độc thức ăn là:
- Rối loạn hệ thần kinh với những biểu hiện mắt không nhìn rõ, nói khó, nói ngọng, tê liệt một số cơ, tê liệt dây thần kinh, co giật…
- Rối loạn hệ tim mạch với biểu hiện là tụt huyết áp, đau ngực, khó thở, loạn nhịp tim…
- Sức đề kháng giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là với trẻ từ 2 tuổi trở xuống, người lớn tuổi, người suy dinh dưỡng, bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày, gan, rối loạn sắc tố…
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa như đau ở nhiều vị trí khác nhau, đau họng, ngực, có máu và chất nhầy trong phân,…
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thức ăn tại nhà
Gây nôn
Khi người bệnh có những dấu hiệu điển hình của ngộ độc thực phẩm, việc đầu tiên trong sơ cứu là giúp người bệnh nôn tất cả các thức ăn có trong dạ dày ra ngoài. Việc này giúp loại bỏ các chất độc đang được hấp thụ thêm vào cơ thể qua hệ tiêu hóa.
Bạn có thể sử dụng ngón tay trỏ đã được vệ sinh sạch sẽ để ép vào góc lưỡi người bệnh; pha muối hòa nước ấm hoặc sử dụng thuốc thúc ói để người bệnh nôn toàn bộ thức ăn ra ngoài.
Khi thúc ói, người thực hiện sơ cứu nên có một số chú ý sau:
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, kê cao đầu để thức ăn không trào ngược vào hệ hô hấp như mũi, phổi.
- Giữ lại phần thức ăn nôn ra để bác sĩ tiến hành phân tích bãi nôn và xác định nguyên nhân cụ thể.
Để người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước
Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm thường bị tiêu chảy, sốt dẫn đến mất nước và mất sức. Do vậy, người bệnh cần được nghỉ ngơi tại nơi ấm áp, có chăn mỏng đắp trên phần bụng. Bệnh nhân cần được bổ sung đủ nước sạch và nước có chất điện giải như Oresol.
Bù điện giải bằng nước pha Oresol
Bù chất điện giải và nước bằng nước pha Oresol là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Khi sử dụng, bạn cần tuân theo liều lượng của nhà sản xuất hoặc khuyến nghị của bác sĩ. Không sử dụng nước pha Oresol quá 24 giờ, không đun sôi hoặc sử dụng nước quá nóng để pha.
Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp
Nếu bệnh nhân gặp tình trạng khó thở, bạn cần đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp. Sử dụng tay sạch để kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để giúp bệnh nhân thở thuận tiện hơn.
Theo dõi nhịp tim
Trong trường hợp nhiễm độc nặng, người bệnh sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến tim như loạn nhịp, khó thở, tụt huyết áp, chậm nhịp. Bạn cần theo dõi để kịp thời sơ cứu nếu bệnh nhân ngừng tim.
Đưa bệnh nhân ngộ độc thức ăn đến cơ sở y tế gần nhất
Khi đã thực hiện sơ cứu ban đầu, bệnh nhân dường như đã qua cơn nguy kịch, bạn cần đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gần nhất. Dù người bệnh đang tỉnh táo hay không bình thường thì việc thuê xe cứu thương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế là điều cần thiết.
Tình trạng ngộ độc thực phẩm có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán, điều trị bài bản trước khi trở về nhà tự điều trị. Đồng thời, việc làm này còn giúp người bệnh xác định những biến chứng sau khi hồi phục bệnh.
Những lưu ý khi bệnh nhân đang trong quá trình sơ cứu và hồi phục bệnh
Trong quá trình sơ cứu bệnh nhân, người sơ cứu nên có một số lưu ý sau:
- Thúc nôn cho bệnh nhân là việc làm sơ cứu cần thiết đầu tiên trước khi áp dụng các biện pháp khác.
- Thúc nôn nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu kê cao. Để thức ăn chưa tiêu hóa không trào vào hệ hô hấp tạo nên dị vật đường thở, khiến hô hấp khó khăn, ngạt thở.
- Trong quá trình sơ cứu, người thực hiện sơ cứu nên giữ lại một phần thực phẩm được nôn ra. Đây sẽ là căn cứ để bác sĩ xác nhận nguyên nhân gây bệnh.
Trong quá trình hồi phục, người bệnh và người chăm sóc cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Ăn uống thanh đạm trong quá trình hồi phục. Người bệnh nên ăn đồ nhạt, đồ mềm dễ tiêu như cháo, hoa quả…
- Ngừng ăn nếu xuất hiện hiện tượng buồn nôn.
- Không sử dụng thuốc tiêu chảy vì có thể làm chậm quá trình loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ quan tiêu hóa.
- Nếu tiêu chảy nặng, bạn có thể cho người bệnh ăn một vài loại lá chát như ngọn ổi để ổn định lại hệ bài tiết.
Phòng ngừa ngộ độc thức ăn như thế nào?
Để phòng ngừa hiệu quả nhiễm phải bệnh ngộ độc thức ăn, mỗi người nên chú ý về loại thực phẩm, nước uống nạp vào cơ thể và chú ý về sinh mỗi ngày. Cách phòng ngộ độc thức ăn hiệu quả như sau:
- Rửa sạch tay chân trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…
- Sử dụng thớt bằng nhựa thay vì thớt gỗ.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Hạn chế ăn đồ sống như cá sống, gỏi sống.
- Rửa kỹ, ngâm nước muối thực phẩm sống như rau sống, hoa quả ăn cả vỏ trước khi ăn.
- Chỉ sử dụng những loại thực phẩm còn hạn sử dụng. Bất cứ sản phẩm nào quá hạn, được hút chân không nhưng đã bị phồng do không khí tràn vào, thực phẩm có mùi lạ, ươn cứng… đều loại bỏ.
Ngộ độc thực phẩm là căn bệnh nguy hiểm, tác động trực tiếp đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn, thần kinh… Bệnh có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi, mọi thể trạng khỏe mạnh hay gầy yếu. Hy vọng, thông qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về ngộ độc thức ăn là gì cũng như giúp bạn có ý thức chủ động trong việc phòng tránh bệnh.
Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:
- Website: capcuuvang.com
- Hotline : 0912 115 115
- Email : capcuuvang@gmail.com
- Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM