Nghẹt thở là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu

Nghẹt thở là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu

Nghẹt thở là tình trạng cần được can thiệp y tế ngay lập tức vì có thể gây ra tử vong nhanh chóng cho con người. Nghẹt thở có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nên mọi người cần trang bị cách sơ cứu cho người bị nghẹt thở. Bài viết hôm nay Cấp Cứu Vàng sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghẹt thở là gì cũng như dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu như thế nào? Cùng theo dõi nhé.

Nghẹt thở là gì?

Nghẹt thở là gì?

Hít thở là hoạt động thiết yếu để duy trì cuộc sống. Khi hít thở, con người sẽ có oxy để cung cấp cho cơ thể, giúp các bộ phận khác của cơ thể hoạt động ổn định. Nghẹt thở là tình trạng một người bị tắc nghẽn đường thở. 

Lúc này, oxy không thể đi vào cơ thể thông qua đường thở. Não bộ bị thiếu oxy và sẽ dần ngừng hoạt động trong khoảng 4 đến 6 phút.

Người bị nghẹt thở bị thiếu oxy có thể ngất đi nhanh chóng. Nếu tắc nghẽn đường thở hoàn toàn mà không được sơ cứu kịp thời thì khả năng chết não hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. 

Do đó, nếu bạn gặp một người bị nghẹt thở thì cần sơ cứu, hỗ trợ thông đường thở ngay lập tức để tránh tình huống xấu nhất.

Nguyên nhân chính gây nghẹt thở là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt thở ở người, trong đó phổ biến nhất là có dị vật ngăn chặn đường thở. Chẳng hạn như khi rơi xuống nước, nước sẽ tràn vào phổi thông qua đường miệng và mũi của một người. 

Bạn không thể hít thở bình thường để cung cấp oxy cho cơ thể, dẫn đến nghẹt thở. Hoặc trường hợp bị vùi lấp, đường thở bị các vật thể ngăn chặn cũng gây ra vấn đề nghẹt thở.

Nghẹt thở cũng xảy ra khi có thức ăn hay vật thể lạ mắc kẹt trong đường hô hấp trên Thông thường, khi con người hít thở, oxy sẽ đi qua khí quản để đến phổi. Tại khu vực này có một bộ phận là nắp thanh quản giúp ngăn cản thức ăn đi vào phổi. 

Tuy nhiên, trong quá trình nuốt thức ăn từ thực quản đến dạ dày, nếu có dị vật mắc kẹt tại khu vực bên trong khí quản ở dây thanh quản sẽ gây ra vấn đề nghẹt thở. Tình trạng này thường xảy ra do không nhai kỹ thức ăn hoặc ăn quá vội vàng.

Dấu hiệu để nhận biết nghẹt thở là gì?

Dấu hiệu để nhận biết nghẹt thở là gì?

Khi một người bị nghẹt thở họ sẽ không thể hô hấp đều như người bình thường. Phản ứng tự nhiên của cơ thể lúc đường hô hấp bị chặn lại chính là nắm lấy cổ họng, không thể nói chuyện và đưa ra tín hiệu bằng tay với người xung quanh. Một số người sẽ cố gắng nôn khan để đưa dị vật ra khỏi cổ họng.

Da mặt của những người bị nghẹt thở sẽ dần chuyển sang màu xanh lam và tím tái hơn. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở khu vực bàn tay của người bị nghẹt thở. Nếu các triệu chứng tím tái đã xuất hiện chứng tỏ tình trạng nghẹt thở đã trở nên nguy hiểm và cần được sơ cứu càng nhanh càng tốt.

Các bước sơ cứu cho người bị nghẹt thở

Các bước sơ cứu cho người bị nghẹt thở

Nghẹt thở là trường hợp cần sơ cứu khẩn cấp nếu không sẽ dẫn đến tử vong nhanh chóng. Tham khảo các bước sơ cứu kịp thời cho người bị nghẹt thở dưới đây.

Nguyên tắc sơ cứu cơ bản cần nhớ

Nguyên tắc sơ cứu cơ bản cho bất cứ tình huống bệnh nguy hiểm này chính là gọi cấp cứu trước khi sơ cứu. Bạn hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất ngay khi phát hiện có người bị nghẹt thở. Hãy tìm thêm đồng đội để giúp đỡ sơ cứu nạn nhân và liên hệ với cơ sở y tế.

Hội Chữ Thập Đỏ khuyến nghị cách sơ cứu đối với người bị nghẹt thở là sử dụng biện pháp “Năm – Năm”. Tức là thực hiện mỗi kỹ thuật sơ cứu 5 lần liên tục để nhanh chóng thông đường thở cho người bị tắc nghẽn đường thở. Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cứu thì phải tiến hành đồng thời việc sơ cứu và gọi hoặc thuê xe cấp cứu ngay lập tức.

Kỹ thuật gập bụng

Để thực hiện kỹ thuật gập bụng bạn cần chuẩn bị tư thế ở phía sau người bị nghẹt thở. Sau đó tiến hành vòng cánh tay quanh thắt lưng, hơi đẩy người về phía trước. 

Nắm bàn tay thành nắm đấm và đặt ở phía trên rốn nạn nhân, sau đó hướng lên trên ấn thật nhanh và mạnh vào bụng người đó. Nếu vật thể gây tắc nghẽn đường thở vẫn không bị văng ra thì hãy lặp lại động tác này liên tục 5 lần.

Kỹ thuật thổi ngạt

Trường hợp cần thổi ngạt là khi nạn nhân đã bất tỉnh. Để làm thông đường thở cho nạn nhân bạn cần đặt người đó nằm ngửa lên sàn nhà. Quỳ xuống bên cạnh, một bàn tay đặt ngay bên dưới xương sườn nạn nhân, một bàn tay đặt lên trên và ấn liên tục 5 lần cho đến khi người bị nghẹt thở phản ứng.

Nếu bạn nhìn thấy dị vật trong họng nạn nhân và có khả năng lấy ra thì hãy đưa ngón tay vào miệng để móc dị vật. Tuy nhiên, cần hết sức cẩn thận để không đẩy dị vật vào sâu bên trọng. Trường hợp thổi ngạt không có tác dụng thì cần thực hiện hồi sức tim phổi. Bạn cần ấn mạnh vào ngực tại khu vực tim phổi để làm các dị vật rơi ra.

Động tác hóp bụng

Động tác hóp bụng hay còn gọi là động tác ép bụng, thường được dùng để người bị nghẹt thở tự sơ cứu. Vì chỉ có một mình nên bạn không thể dùng kỹ thuật gập bụng để thông đường thở. 

Bạn cần gập người lên một bề mặt cứng như mặt ghế hay mặt bàn. Một bàn tay đặt ở phía trên rốn, tay còn lại nắm chặt và ấn mạnh vào bên trong theo hướng đẩy lên để đưa dị vật ra ngoài.

Một số biện pháp phòng tránh bệnh nghẹt thở hiệu quả

Một số biện pháp phòng tránh bệnh nghẹt thở hiệu quả

Để phòng tránh bệnh nghẹt thở, bạn cần nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt xuống thực quản. Việc ăn vội vàng và nuốt miếng quá to có nguy cơ cao dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Trường hợp bị vùi lấp hãy cố gắng bảo vệ miệng và mũi của mình, sau đó nhanh chóng di chuyển ra khu vực thông thoáng hơn.

Nội dung bài viết trên đã chia sẻ cho bạn về nghẹt thở là gì cũng như dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu cho người bị nghẹt thở. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn trang bị thêm một kỹ năng sơ cứu mới để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Nghẹt thở là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu
Chuyển lên trên
.
.
.
.