Đo huyết áp là thao tác cơ bản nhất trong việc chẩn đoán các bệnh lý khi khám bệnh. Đối với những người bị huyết áp thấp hoặc cao, thì việc đo thông số huyết áp sẽ giúp kiểm soát thông số về huyết áp. Cần có những biện pháp xử lý kịp thời tránh các tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra. Các thông tin về cách đo thông số huyết áp và cách đọc kết quả,… sẽ có ở chuyên đề hôm nay của Cấp Cứu Vàng.
Đo huyết áp là gì?
Đo thông số huyết áp là hình thức thăm khám thủ công để đánh giá chỉ số huyết áp của cơ thể người bệnh. Thông số này sẽ hỗ trợ cho việc chẩn đoán và kết luận bệnh lý một cách chính xác hơn.
Cách đo huyết áp được thực hiện với nguyên lý cơ bản của hoạt động trên mạch máu của cơ thể. Người đo sẽ dùng một chiếc bơm bằng cao su bơm căng lên để làm mất mạch đập của một động mạch. Sau đó tiến hành xả hơi từ từ để quan sát và ghi lại các thông số của phản ứng từ động mạch.
Chỉ số huyết áp sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm tương:
- Chỉ số huyết áp tâm thu là chỉ số được xác định ở thời điểm máu bắt đầu đi qua động mạch khi người đo tiến hành xả van cao su từ từ để sức ép vào động mạch giảm dần.
- Số đo của chỉ số huyết áp tâm trương được cho ra kết quả khi máu đã lưu thông hoàn toàn trong lòng động mạch khi không còn sức ép từ băng cao su lên động mạch đó.
Vai trò của việc đo huyết áp
Đo huyết áp là điều cần thiết với các bệnh nhân để kiểm tra thủ công tình trạng sức khỏe của họ. Đối với người cao tuổi thì việc đo huyết áp thường xuyên là vô cùng quan trọng. Ở những người già thì huyết áp quá thấp hoặc quá cao đều nguy hiểm đến tính mạng.
Với những người có bệnh mãn tính thì việc sở hữu một chiếc máy đo trong nhà sẽ giúp kiểm soát bệnh lý tốt hơn. Các bác sĩ khuyên mỗi gia đình có người thể trạng sức khỏe yếu, bà bầu hoặc người già nên có máy đo thông số huyết áp trong nhà.
Cách đo huyết áp chính xác
Việc đầu tiên là sở hữu một chiếc máy đo thông số huyết áp. Hiện nay có 3 loại máy đo phổ biến như sau:
- Máy đo huyết áp thủy ngân thường cho kết quả chính xác cao nhưng lại cồng kềnh và hiện nay rất ít được sử dụng.
- Máy đo kiểu đồng hồ cơ cũng cho kết quả chính xác cao. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo các thao tác đo và kỹ thuật đo chuyên nghiệp.
- Máy đo điện tử là chiếc máy đo được đánh giá cao hiện nay. Từ các bệnh viện cho đến các gia đình cần đo thông số huyết áp thường xuyên đều sử dụng thiết bị này.
Chuẩn bị trước khi đo
- Trước khi đo huyết áp nên để bệnh nhân nghỉ ngơi thoải mái 15 phút. Cần kiểm tra lại máy đo để đảm bảo máy vẫn đang vận hành tốt.
- Với cùng một bệnh nhân thì chỉ nên dùng một máy đo cho các lần đo. Điều này đảm bảo thông số đo sẽ chính xác hơn và tiện cho việc theo dõi về số đo.
- Xác định tư thế chuẩn để đo và vị trị cần đo chính xác.
Tư thế chuẩn để đo
Chỉ số huyết áp sẽ chính xác khi người bệnh đang thoải mái, không ăn quá no hay quá đói. Tư thế để đo cho kế quả chính xác nhất ngồi tự lưng vào ghế, tay duỗi thẳng trên bàn. Chân ngồi chạm sàn trong tư thế thoải mái và không cắt chéo chân. Để ý phần khuỷu tay để trân bàn nên ngang với tim là được.
Vị trí đo chính xác
Đo huyết áp có thể đo ở bắp tay, nếu dùng máy đo điện tử còn có thể đo được ở cả cổ tay.
- Nếu đo ở bắp tay nên đo ở trên nếp gấp khuỷu tay khoảng 2 cm đến 3 cm.
- Nếu đo ở cổ tay thì nên tiến hành gập cánh tay một góc khoảng 45 độ. Quan sát sao cho cổ tay ngang với trái tim là được.
Thao tác đo tự động
Sau khi đã có tư thế ngồi đo chuẩn xác và xác định được vị trí đo thì tiến hành quấn bao đeo quanh tay của bệnh nhân. Sau đó tiến hành nhấn nút tự động bơm hơi trên máy đo huyết áp điện tử. Đối với máy đo tự động sẽ không cần thêm tai nghe. Các thông số của tâm thu và tâm tương đã được tổng kết và hiển thị ngay trên màn hình của máy đo điện tử.
Nếu là máy đo huyết áp cơ thì người đo sẽ tiến hành bóp vào quả bóp huyết áp cơ để tạo áp lực và làm căng phòng bao tay để chèn động mạch lại. Sau đó tiến hành xả ra từ từ và dùng ống nghe để theo dõi và đọc kết quả thông qua tai nghe.
Sau khi đo với kỹ thuật chính xác thì việc đọc kết quả cũng vô cùng quan trọng. Việc đọc và kết luận tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ dựa trên các thông số này. Từ các thông số của máy đo sẽ xác định được bệnh nhân có huyết áp bình thường, thấp hay cao để tìm các điều trị thích hợp.
Cách đọc kết quả đo huyết áp
Chỉ số huyết áp bình thường của tâm thu và tâm tương sẽ dao động ở mức huyết áp bình thường, huyết áp cao và huyết áp thấp.
Huyết áp bình thường
Một người có huyết áp bình thường sẽ có các chỉ số huyết áp về tâm tương và tâm thu như sau:
- Chỉ số huyết áp tâm thu bình thường sẽ ở mức 90 mmHg – 130 mmHg.
- Chỉ số huyết áp tâm tương bình thường sẽ ở mức 60 mmHg – 85 mmHg.
Thông số cho thấy huyết áp thấp
- Huyết áp tâm thu trung bình từ khoảng 90 mmHg – 130 mmHg. Nếu chỉ số huyết áp của tâm thu ở mức dưới <85 mmHg sẽ kết luận là huyết áp thấp.
- Huyết áp tâm tương trung bình từ khoảng 60 mmHg – 85 mmHg. Huyết áp tâm tương rơi vào khoảng <60 mmHg cũng là cảnh báo huyết áp thấp.
Huyết áp thấp sẽ dẫn đến các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt thậm chí có thể dẫn đến ngất xỉu.
Huyết áp cao
Để chẩn đoán một người bị huyết áp cao sẽ dựa trên các thông số sau:
- Huyết áp tâm thu bình thường sẽ từ khoảng 90 mmHg – 130 mmHg. Nếu mức huyết áp này đạt trên 140-159 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao. Một số người mức huyết áp tâm thu có thể lên đến 160-179 mmHg.
- Tương tự như vậy huyết áp tâm tương bình thường sẽ ở mức 60 mmHg – 85 mmHg. Nếu người bệnh đạt ngưỡng 85-90 mmHg sẽ có tiềm năng tăng huyết áp. Nếu thông số cho kết quả tâm tương từ 90-99 mmHg hoặc 100-109 mmHg thì sẽ được kết luận là huyết áp cao.
Ngoài ra, trẻ em khi bị sốt cao sẽ có những biến đổi về huyết áp, cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau:
Trẻ em sốt cao kéo dài và những điều cần lưu ý
Cần phải đo huyết áp thường xuyên của người bị huyết áp thấp hoặc cao để có những phương pháp cải thiện huyết áp kịp thời. Trong những trường hợp huyết áp quá thấp hoặc quá cao. Bạn nên liên hệ với dịch vụ cho thuê xe cấp cứu quận 5 hoặc các quận lân cận của Cấp Cứu Vàng, để đưa người bệnh đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Huyết áp quá thấp hoặc quá cao đều có thể dẫn đến hôn mê sâu, bất tỉnh, đột tử hoặc tai biến với những người lớn tuổi hoặc những người có bệnh tim…
Mỗi gia đình có người thân thể trạng yếu, bà bầu đang mang thai và người cao tuổi nên có máy đo huyết áp trong nhà. Việc sở hữu một chiếc máy đo tự động sẽ tốt hơn với người già hoặc những gia đình ít người. Sau khi thấy cơ thể có những thay đổi, người bệnh có thể tự mình dùng máy đo tự động để đo nếu không có người giúp đỡ. Với các thông tin về cách sử dụng máy đo thông số huyết áp hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức y tế cơ bản nhất để chăm sóc cho người thân của mình!