bệnh viêm da dị ứng

Bệnh viêm da dị ứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này hình thành khi cơ thể tiếp xúc với các loại dị nguyên từ môi trường bên ngoài. Chúng gây ra tình trạng da khô ngứa, tróc vảy và nứt nẻ. Đây là bệnh lý mãn tính, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến triệu chứng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm da dị ứng như thế nào? Hãy cùng Cấp Cứu Vàng tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây. 

Tổng quan về bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh lý chàm cơ địa gây ra tình trạng tổn thương da mãn tính. Trong danh sách các bệnh lý da liễu thường gặp, bệnh viêm da dị ứng có tỷ lệ người mắc bệnh tương đối cao và có xu hướng tăng nhanh do sự xuất hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Đây là một dạng viêm da rất phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi nhất là trẻ nhỏ và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành hoặc suốt đời. Đa số người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu dị ứng ngoài da khi tiếp xúc với các tác nhân chứa thành phần gây kích ứng cho da,… Đối với người có cơ địa nhạy cảm, cần thận trọng và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này. 

Viêm da dị ứng không quá nguy hiểm nhưng gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho người bị bệnh. Đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ và gây mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Người bệnh sẽ thường xuyên có những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng như ngứa ngáy, nổi các nốt ban đỏ trên da và càng lan rộng khi gãi hoặc sờ. Đối với các trường hợp nặng hơn, sẽ xuất hiện tình trạng mụn nước, mụn mủ có chứa dịch lỏng. 

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng thường chỉ trú ngụ ở các khu vực da có tiếp xúc với dị nguyên thay vì lan rộng ra toàn cơ thể như các bệnh lý da liễu khác. Nếu tình trạng xảy ra ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ đến dịch vụ xe cấp cứu để được hỗ trợ nhanh nhất. 

bệnh viêm da dị ứng là gì

Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm da dị ứng

Triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh viêm da dị ứng là ngứa ngáy và da nổi ban đỏ. Tiếp theo, da sẽ trở nên dày và khô ráp hơn, có thể xuất hiện tình trạng tróc vảy, dễ bị viêm và kích ứng,… Những dấu hiệu này có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng chủ yếu thường tập trung ở các vị trí như cánh tay, khuỷu tay, mặt sau đầu gối, mí mắt và các vùng da có nếp gấp. Ngoài ra, tình trạng viêm da dị ứng có thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng khác nhau: 

  • Xuất hiện các mảng da tối màu
  • Nổi các mụn nước nhỏ và chảy dịch khi bị vỡ (đây là dấu hiệu nhiễm trùng khi bị viêm da) 
  • Làn da nhạy cảm sẽ càng nhạy cảm hơn khi có các triệu chứng trên. Thậm chí là gây sưng phù khi người bệnh gãi nhiều.
  • Ngoài ra, có thể xảy ra một số phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau nhức,…

các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dị ứng

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dị ứng bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như môi trường, hệ miễn dịch và di truyền. Trong đó, hệ miễn dịch hoạt động quá mức khi da tiếp xúc với các kích ứng từ môi trường là nguyên nhân chủ yếu gây viêm da dị ứng. Một số tác nhân gây kích ứng phải kể đến như: 

  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa, mỹ phẩm,…
  • Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp và thời tiết thay đổi bất thường
  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc đến kỳ kinh nguyệt 
  • Tiếp xúc trực tiếp với lông cừu hoặc các loại vải nhân tạo
  • Stress, căng thẳng, mệt mỏi
  • Khói thuốc lá
  • Bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa,…
  • Nhiễm trùng da

Trong đó, các loại thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dị ứng mà có thể da người bị viêm da dị ứng có nguy cơ dị ứng thực phẩm. Ngoài ra, đây không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể di truyền từ mẹ sang con và em bé có nguy cơ viêm da cơ địa cao hơn bình thường. 

các nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dị ứng

Bệnh viêm da dị ứng có thực sự nguy hiểm? 

Về bản chất thì bệnh viêm da dị ứng là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, do tính chất mãn tính kéo dài và dễ tái phát bệnh nên nó cũng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. 

Việc điều trị bệnh dị ứng da không đúng cách có thể gây ra một số triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh. Một số triệu chứng đặc biệt nguy hiểm như: Hen suyễn, ngứa mãn tính, da có vảy, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, sốc phản vệ. 

Ngay khi xuất hiện các tình trạng nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ cho dịch vụ xe cấp cứu để được hỗ trợ trực tiếp và hạn chế những rủi ro không đáng có cho người bệnh. 

Điều trị bệnh viêm da dị ứng hiệu quả như thế nào?

Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ. Do vậy, khi mắc bệnh người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra cũng như hạn chế bệnh tiến triển đến giai đoạn mãn tính. Điều trị bệnh viêm da dị ứng có thể kéo dài từ 2-4 tuần và có thể lâu hơn đối với các trường hợp tổn thương nghiêm trọng. 

  • Trường hợp viêm da ở mức độ nhẹ: Đối với trường hợp này, bác sĩ chỉ yêu cầu người bệnh sử dụng các sản phẩm dưỡng da hoặc kem bôi để kiểm soát các triệu chứng. 
  • Trường hợp ở mức độ trung bình, nghiêm trọng: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Corticosteroid ở dạng bôi hoặc dạng uống. Người bệnh điều trị bằng Corticosteroid cần phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn và liệu lượng theo đúng kê đơn của bác sĩ. 

Ngoài ra, phác đồ điều trị viêm da dị ứng có thể bao gồm thêm các thuốc như: Calcineurin, Doxepin, kháng sinh bôi ngoài da, sử dụng tia UV, thuốc kháng histamin hoặc kháng sinh toàn thân khi tình trạng viêm nhiễm không thể kiểm soát. Đặc biệt, nếu xảy ra bất cứ triệu chứng bất thường cũng như tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ dịch vụ xe cấp cứu theo yêu cầu để kịp thời hỗ trợ. 

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc da ở mức tối đa. Không nên gãi hay sờ chạm vào các nốt ban đỏ để tránh nguy cơ bội nhiễm và kích ứng da nghiêm trọng hơn. 

các cách điều trị viêm da dị ứng

Cách phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng hiệu quả, an toàn

Biện pháp phòng ngừa viêm da dị ứng hiệu quả nhất mà ít ai chú ý đến chính là tăng cường hệ miễn dịch. Người mắc bệnh cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất thiết yếu từ các loại rau củ quả giúp cải thiện quá trình tái tạo tế bào và dị ứng hiệu quả. 

Ngoài ra, người bệnh cần tránh ăn những loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng mức độ dị ứng như hải sản, sữa bò, đậu phộng,… Cần tăng cường bổ sung nước mỗi ngày nhằm hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích, gây hại như rượu bia, thuốc lá,…

Vệ sinh vùng da dị ứng sạch sẽ, tránh tiếp xúc với dị nguyên, khói bụi, môi trường ô nhiễm,… Áp dụng các biện pháp phòng tránh và bảo vệ da như sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng,… Ngoài ra, bạn cần hạn chế tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên sử dụng nước ẩm đủ để bảo vệ da không quá khô. 

Nếu xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường trên da, người bệnh cần nhanh chóng gọi cấp cứu cũng như không tự ý thay đổi phác đồ điều trị của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Cấp Cứu Vàng về bệnh viêm da dị ứng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức cũng như phác đồ điều trị. Đồng thời có cách phòng ngừa hiệu quả nhất khi mắc bệnh này.

Bệnh viêm da dị ứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Chuyển lên trên
.
.
.
.