Bệnh dại là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh dại

Bệnh dại là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh dại

Bệnh dại không phải là loại bệnh xa lạ đối với con người hiện nay. Tuy bạn có thể ít gặp ngoài đời nhưng sẽ được nghe nhiều trong những cảnh báo trên phương tiện truyền thông hay băng rôn phòng bệnh. Vậy bệnh dại là gì? Mức độ nguy hiểm của loại bệnh này như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả là những thông tin sẽ được cung cấp qua bài viết dưới đây của Cấp Cứu Vàng.

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại còn được biết đến với tên gọi Rabies. Đây là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương. Virus này tồn tại trên động vật nuôi như chó, mèo và lây sang người qua chất tiết, thường là nước bọt có chứa virus dại.

Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh dại đều qua vết cắt, vết liếm vào vết thương hở trên bề mặt cơ thể người. Đôi khi bệnh có thể nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới có lẫn virus dại. Người hay động vật khi mắc bệnh dại, một khi đã phát bệnh hay còn gọi là lên cơn dại thì đều có tỷ lệ tử vong là 100%.

Nguyên nhân gây ra bệnh dại là gì?

Tác nhân gây nên bệnh dại ở động vật là virus dại có tên Rhabdovirus, thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus. Virus này có hình thái là viên đạn 1 đầu tròn, đầu còn lại dẹt. Chiều dài trung bình của chúng khoảng 100-300 nm và đường kính là 70-80 nm. Virus dại có nhiều chủng khác nhau, người ta căn cứ vào chiều dài để xác định chủng gây bệnh.

Sức đề kháng của loại virus này yếu. Chúng dễ bị đóng băng khả năng hoạt động ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút; ở 60 độ C trong 5 – 10 phút; ở 70 độ C trong 2 phút. 

Chúng bị mất đi độc lực khi sống dưới ánh sáng và trong các chất sát khuẩn nồng độ 2 – 5%. Trong điều kiện thời tiết lạnh, chúng sống được từ vài tuần tới 12 tháng. Khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, chúng có thể tồn tại được từ 3 – 4 năm trong cơ thể của vật chủ.

Virus dại có hai chủng là virus dại đường phố: tồn tại trên động vật vị bệnh và virus dại cố định: cố định ủ bệnh trên thỏ. Chủng virus cố định đã được dùng để điều chế vacxin phòng dại bởi L.Pasteur.

Các nguồn lay truyền bệnh dại

Các nguồn lay truyền bệnh dại

Ổ chứa virus bệnh dại trong tự nhiên là những loài động vật máu nóng, đặc biệt là các loài hoang dã như chó hoang, chó sói đồng, chó rừng, chó nuôi tại nhà. Bên cạnh đó, mèo, chồng, cầy và các loại có vú khác cũng có thể là vật chủ mang mầm bệnh.

Tại nước ta, chó là động vật lây bệnh chí, chiếm tới 96 – 97% nguồn lây. Sau đó là mèo với tỷ lệ 3 – 4%. Các loài động vật khác như thỏ, chuột, sóc hiện chưa ghi nhận trường hợp lây. Hình thức lây bệnh phổ biến nhất là qua các vết cắn, vết liếm vào những bề mặt vết thương hở trên cơ thể người.

Thời kỳ ủ bệnh trên người diễn ra trong khoảng 2 – 8 tuần hoặc có thể ngắn khoảng 10 ngày sau khi bị cắn. Thời gian này sẽ phụ thuộc vào lượng virus bị truyền vào cơ thể, mức độ nghiêm trọng của vết thương, khoảng cách gần hay xa não bộ. Vết cắn càng gần não bộ thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thời kỳ lây bệnh thường là từ 3 – 7 ngày trước khi có những biểu hiện lâm sàng của bệnh dại.

Thời kỳ phát bệnh: 

  • Giai đoạn tiền triệu chứng diễn ra từ 1 – 4 ngày với những biểu hiện như sợ hãi, sốt, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê đau tại nơi virus xâm nhập.
  • Giai đoạn viêm não với biểu hiện là mất ngủ kéo dài, tăng cảm giác kích thích như sợ ánh sáng, gió nhẹ, tiếng động lớn. Bên cạnh đó, người bệnh còn có biểu hiện rối loạn hệ thần kinh như giãn đồng tử, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp.

Cách điều trị bệnh dại như thế nào?

Cách xử lý vết thương ngay khi bị động vật cắn

Cách xử lý vết thương ngay khi bị động vật cắn

Khi bị chó cắn, bất kể là chó khỏe, chó đã được tiêm phòng dại hay chó lạ bạn đều cần thực hiện các bước sơ cứu sau:

  • Kiểm tra vết thương. Nếu vết thương không chảy máu, cần rửa sạch bề mặt vết thương với xà phòng và nước ấm. Nếu vết thương chảy máu, chườm bằng vải sạch trong khoảng 5 phút để máu ngừng chảy rồi rửa vết thương.với xà phòng và nước ấm.
  • Ấn nhẹ lên vết thương để máu chảy ra một chút. Hành động này sẽ giúp loai bỏ phần máu đã nhiễm trùng ra khỏi cơ thể.
  • Bôi kem hoặc thuốc kháng sinh lên bề mặt vết thương.
  • Sử dụng băng gạc vô trùng để bịt lại vết thương hở.
  • Giữ gìn vệ sinh cho vết thương, tránh nước, khói bụi.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của động vật cắn

Nếu động vật cắn đã được xác định, bạn cần thông báo với gia chủ để nhốt chúng vào cũi và tiến hành theo dõi trong những ngày tiếp theo. Nếu chó đã được tiêm phòng đầy đủ, có biểu hiện khỏe mạnh ăn uống, vận động, sinh hoạt bình thường thì có khả năng chó không nhiễm dại.

Tuy nhiên, nếu chó có những biểu hiện như:

  • Cắn sủa và cáu gắt ngay khi không bị trêu chọc, kích thích. Tiếng sủa khác lạ, gầm gừ, sủa không ra tiếng
  • Chán ăn hoặc gặm cắn những thứ khác như chuồng trại, tay chân
  • Di chuyển xung quanh nhưng không có mục tiêu điểm đến rõ ràng
  • Chó tiết nhiều nước bọt, sùi bọt mép
  • Chó tử vong đột ngột

Thì đây chính là biểu hiện điển hình của bệnh dại. Người bị cắn cần đến ngay cơ sở y tế để tiêm vacxin phòng dại sau khi phơi nhiễm.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của người bị cắn

Theo dõi tình trạng sức khỏe của người bị cắn

Song song với việc theo dõi tình trạng động vật thì người bị cắn cũng cần được theo dõi. Nếu bạn bị chó dại, chó không rõ nguồn gốc cắn thì sau khi sơ cứu, việc làm an toàn nhất là đến bệnh viện tiêm vacxin phòng bệnh dại và nghe tư vấn của bác sĩ.

Tuy nhiên, đối với trường hợp vết thương do chó dại cắn quá nặng, nạn nhân không thể tự di chuyển thì cần nhanh chóng thuê xe cứu thương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và điều trị kịp thời, tránh để lâu vì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân.

Tóm tắt điều trị dự phòng cho người bị súc vật cắn

Tình trạng vết thương Tình trạng động vật cắn 

(kể cả cá thể đã được tiêm phòng)

Cách điều trị
Tại thời điểm cắn 15 ngày tiếp theo
Da lành     Không điều trị
Xước da nhẹ gần thần kinh trung ương Bình thường   Tiêm vắc xin
Có triệu chứng dại   Tiêm huyết thanh kháng dại (HTKD) và vắc xin dại
Xước da nhẹ xa thần kinh trung ương Bình thường   Theo dõi động vật
  Xuất hiện triệu chứng dại Tiêm vắc xin ngay khi động vật có triệu chứng
Xước da nhẹ xa thần kinh trung ương Không theo dõi được động vật   Tiêm vắc xin 
Xuất hiện triệu chứng dại   Tiêm HTKD và vắc xin dại
Vết cắn gần não, nhiều, sâu, bị cắn vùng chi Bình thường

hoặc không theo dõi được động vật

 

 

Tiêm HTKD và vắc xin phòng bệnh dại càng sớm càng tốt

Cách điều trị bệnh dại khi đã phát bệnh

Khi cơ thể người đã xuất hiện các biểu hiện phát bệnh thì 100% sẽ tử vong trong thời gian tới. Do vậy, người nhà nên thực hiện các biện pháp tiếp xúc theo chỉ dẫn của bác sĩ và cố gắng giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, thư giãn, giảm đau đớn của bệnh tật.

Cách phòng bệnh dại và phòng bệnh chuyển nặng

Cách phòng bệnh dại và phòng bệnh chuyển nặng

Phương pháp phòng bệnh dại và phòng bệnh chuyển nặng:

  • Để phòng bệnh dại, mỗi gia đình cần tuân thủ quy định cho chó, động vật nuôi đi tiêm phòng định kỳ và tiêm đầy đủ vacxin.
  • Cho chó ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng sức đề kháng.
  • Nên cho chó đi khám bác sĩ thú y từ 1 – 2 lần/năm để nắm bắt được tình hình sức khỏe.
  • Bạn không nên tiếp xúc quá gần hay trêu trọc những động vật hoang dã, dữ dằn ngoài tự nhiên hay trong sở thú.
  • Khi bị động vật cắn, bạn nên đến bệnh viện uy tín để kiểm tra vết cắn và nghe tư vấn điều trị phù hợp.

Bệnh dại có thời gian ủ bệnh tương đối dài, đủ để bạn đưa ra những phương án giải quyết kịp thời. Bệnh có tỷ lệ tử vong hoàn toàn khi đã phát bệnh, do vậy, công tác xử lý sau khi bị thương vô cùng quan trọng. Với những chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn đọc biết thêm thông tin bệnh dại là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh.

Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:

  • Website: capcuuvang.com
  • Hotline : 0912 115 115
  • Email : capcuuvang@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM
Bệnh dại là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh dại
Chuyển lên trên
.
.
.
.