Xuất huyết dạ dày là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Xuất huyết dạ dày là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý thường gặp của con người hiện nay. Tỷ lệ người mắc phải bệnh này hiện nay ngày càng cao lên do thời gian dành cho công việc quá lớn, vô tình chiếm hết thời gian để lo cho cuộc sống, bữa ăn, giấc ngủ. Bài viết này Cấp Cứu Vàng sẽ giúp bạn hiểu hơn về xuất huyết dạ dày là gì? 10 nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh phát triển trong cơ thể. Những dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị bệnh hiệu quả.

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu, kéo theo một loạt các biểu hiện khác của cơ thể như nôn ra máu, đi ngoài ra máu đỏ hoặc đen. Đây là một biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh lý có liên quan trực tiếp đến dạ dày. 

Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày

5 nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết dạ dày

5 nguyên nhân hàng đầu làm bệnh hình thành trong cơ thể người:

  • Do viêm loét dạ dày. Đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất khiến dạ dày con người chảy máu hiện nay. Tỷ lệ người mắc bệnh do viêm loét chiếm tới 40%. Viêm loét phát triển trên niêm mạc do không được điều trị kịp thời.
  • Sử dụng rượu bia quá nhiều. Uống nhiều loại nước này làm lớp niêm mạc dạ dày tăng thẩm thấu gây nên tình trạng chảy máu.
  • Ăn uống thiếu khoa học. Việc ăn quá nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ làm tăng kích thích và tác động lên dạ dày làm các vết loét trở nên trầm trọng và chảy máu.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi. Kháng sinh giúp điều trị một số bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, đây lại là sản phẩm gây nhiều tác dụng phụ trên dạ dày. Những loại kháng sinh có tác dụng chống viêm, giảm đau đều làm tổn thương đến cơ quan này. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc uống trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày khiến lớp niêm mạc dạ dày suy yếu, dễ tổn thương và gây nên chảy máu.

Các nguyên nhân khác gây xuất huyết dạ dày

Các nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày

Một số nguyên nhân kháng có thể khiến bệnh xuất huyết dạ dày âm ỉ hình thành và phát bệnh:

  • Giãn mạch thực quản. Tình trạng này thường xảy ra ở người có bệnh gan nặng.
  • Chảy máu do bệnh rối loạn đông máu. Những người bị sốt xuất huyết, suy gan nặng, suy tủy, Leucemie, xuất huyết giảm tiểu cầu… có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Bệnh nhân có bệnh Dieulafoy.
  • Người bệnh mắc hội chứng Mallory Weiss
  • Người bệnh bị căng thẳng kéo dài. Khi căng thẳng, dịch vị ở dạ dày tiết ra nhiều hơn và khó kiểm soát. Đây là nguyên nhân khiến viêm loét niêm mạc dẫn đến chảy máu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết dạ dày

Dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết dạ dày

Đối tượng mắc bệnh này nhiều nhất nằm trong độ tuổi 30 – 35. Trong đó, đàn ông có tỷ lệ mắc nhiều hơn phụ nữ. Một số dấu hiệu điển hình khi người bệnh bị xuất huyết dạ dày:

Thứ nhất là nôn ra máu. Đây là dấu hiệu chảy máu dạ dày mà ai mắc bệnh cũng gặp phải. Người bệnh thường cảm thấy tanh trong miệng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn ra thức ăn cùng với máu. Màu máu có thể là đỏ hoặc đen tùy tình trạng bệnh.

Thứ hai là đi ngoài ra máu, máu lẫn trong phân. Phân có thể có màu đen, đỏ, mùi hôi tanh. Nếu phân có màu đen sẫm tức là bệnh đang chuyển nặng.

Thứ ba là đau vùng thượng vị. Người bệnh xuất hiện những cơ đau ở vùng trên rốn, đau dữ dội, tần suất đau tùy thuộc vào mức độ bệnh. Khi đau, bệnh nhân thấy căng bụng, mặt tái, vã mồ hôi lạnh. Đây là biểu hiện nguy cấp của bệnh và cần đưa đến cơ sở y tế để được điều trị.

Thứ tư là cơ thể thiếu máu. Người bệnh xuất huyết dạ dày sẽ bị chảy một lượng máu lớn. Điều này khiến cơ thể không đủ máu để cung cấp oxy cho cơ quan chức năng. Từ đó dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt, nhợt nhạt, mạch yếu…

Tuy nhiên, nếu có tình huống xấu xảy ra phải nhanh chóng thuê xe cứu thương để đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm tính mạng không?

Xuất huyết dạ dày là bệnh nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa mà còn có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu mắc bệnh, người bệnh chỉ có những biểu hiện nhẹ. Vậy nên bệnh thường được xem nhẹ, thậm chí chữa trị qua loa để giảm đau. 

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng hơn, lượng máu chảy ra nhiều sẽ gây ra những biến chứng nặng. Đó có thể là hoa mắt, chân tay lạnh, mạch yếu, đi đứng không vững và ngất xỉu.

Cách điều trị bệnh xuất huyết dạ dày là gì?

Cách điều trị bệnh xuất huyết dạ dày là gì?

Ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường kể trên, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Với trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc và điều trị tại nhà.

Với trường hợp trở nặng, người bệnh sẽ được cầm máu, nhất là xuất huyết do vi khuẩn Hp gây nên. Sau đó, người bệnh thường phải ở lại viện một thời gian để được theo dõi và điều trị. Khi bệnh ổn định, bệnh nhân có thể về điều trị tại nhà và phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Bệnh nhân khi phát bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà hoặc tự uống thuốc theo lời khuyên. Xuất huyết ở bộ phận dạ dày nguy hiểm đến tính mạng và cơ quan chức năng quan trọng của hệ tiêu hóa. Do vậy, người bệnh cần được tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn để sử dụng thuốc đúng loại, đúng liều.

Phương pháp phòng bệnh xuất huyết dạ dày là gì?

Phương pháp phòng bệnh xuất huyết dạ dày là gì?

Bệnh xuất huyết dạ dày sẽ không xảy ra trên cơ thể bạn nếu bạn có những biện pháp chủ động trong phòng bệnh. Một số quy tắc trong cuộc sống giúp bệnh không thể nhen nhóm trong cơ thể đó là:

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn uống thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Nhai kỹ trước khi nuốt, không ăn những đồ quá cứng.
  • Hạn chế những món đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật.
  • Không hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử hay thuốc lá điếu, thuốc lào.
  • Hạn chế uống rượu bia, nước có ga liên tục và uống nhiều.
  • Không lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau để điều trị bệnh. Bạn chỉ nên sử dụng đúng liều lượng và loại thuốc theo toa thuốc kê bởi bác sĩ.
  • Thực hiện vận động cơ thể, tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
  • Hạn chế căng thẳng quá độ, điều chỉnh tâm trạng để giữ tinh thần thoải mái.
  • Căn bằng giữa thời gian làm việc với thời gian dành cho sinh hoạt, nghỉ ngơi, ngủ. 
  • Không nên ăn quá no hoặc nhịn đói trong thời gian dài, không ngủ ngay sau khi ăn.
  • Thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng cơ thể.

Nội dung bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh xuất huyết dạ dày là gì? 10 nguyên nhân khiến bệnh được hình thành. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ nhận ra được tính nguy hiểm của bệnh và có phương pháp điều trị, phòng tránh kịp thời.

Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:

  • Website: capcuuvang.com
  • Hotline : 0912 115 115
  • Email : capcuuvang@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM
Xuất huyết dạ dày là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Chuyển lên trên
.
.
.
.