Bạn đã từng chứng kiến người thân của mình có biểu hiện bị tê liệt khắp các đầu ngón chân, tay hay co quắp toàn bộ cơ thể? Các triệu chứng này cho thấy rất có thể họ đang bị hạ canxi máu. Vậy cần phải xử lý như thế nào trong những trường hợp như vậy? Bài viết dưới đây Cấp Cứu Vàng sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu khẩn cấp khi bị tụt canxi trong máu.
Tại sao bị tụt canxi?
Đối với những người bình thường, mức độ canxi trong máu thuộc khoảng giá trị 8,8 – 10,4 mg/dL.
Hạ canxi trong máu được định nghĩa một cách chính xác như sau: Nồng độ huyết thanh toàn phần nhỏ hơn mức 8,8 mg/dL trong điều kiện protein huyết tương bình thường, nồng độ ion canxi hóa nhỏ hơn mức 4,7 mg/dL.
Mức độ ổn định của canxi phụ thuộc vào ba yếu tố sau:
- Lượng canxi mà cơ thể nạp vào hằng ngày thông qua việc ăn hoặc uống những thực phẩm có chứa canxi.
- Mức độ ruột hấp thụ canxi.
- Sự bài tiết canxi của thận.
Dựa theo khuyến cáo của những chuyên gia dinh dưỡng thì người trưởng thành nên nạp vào cơ thể một lượng 1000mg canxi mỗi ngày. Trong đó một lượng khoảng 200 đến 400mg sẽ được ruột hấp thụ, khoảng 200mg sẽ được bài tiết qua thận, 200mg sẽ được đào thải qua các dịch tiêu hóa, còn phần còn lại sẽ được thải ra ngoài cùng lúc với phân.
Xương dự trữ khoảng 99% lượng canxi bên trong cơ thể, 1% canxi tự do còn lại nắm giữ vai trò như hệ đệm, có thể điều chỉnh nồng độ canxi bên trong máu lúc cần thiết bằng cách trao đổi cùng với dịch ngoại bào.
Tại sao bị xảy ra tình trạng tụt canxi? Nguyên nhân chính của tụt canxi máu phổ biến nhất là:
- Cung cấp không đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể: Tình trạng này hay gặp ở những đối tượng có nhu cầu canxi cao như là trẻ em có quá trình phát triển nhanh, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu như lượng canxi hàng ngày cung cấp không đủ sẽ dẫn đến tình trạng bị hạ canxi trong máu.
- Thiếu vitamin D: Cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng này. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của các thuốc rifampicin, phenobarbital hoặc là không được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời đã gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D dẫn đến lượng canxi bên trong máu cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Suy tuyến cận giáp: Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp sẽ làm cho lượng hormone PTH giảm khiến cho lượng canxi trong máu suy giảm. Lượng photpho bên trong máu tăng lên có thể gây nên những triệu chứng mãn tính của bệnh hạ canxi.
- Thiếu magnesi: Nồng độ magnesi ở bên trong máu giảm do ruột kém hấp thu hoặc nghiện rượu, tình trạng này có liên quan đến thiếu hormone PTH tương đối. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng của hạ canxi trong máu.
- Các bệnh lý tại thận: Bệnh nhân suy thận cũng có thể mắc phải bệnh hạ canxi, nguyên nhân là do giảm bài tiết photpho hoặc những tế bào thận bị tổn thương làm giảm quá trình tổng hợp 1,25OH2D3. Bên cạnh đó hội chứng nhiễm toan ống lượn xa hoặc hội chứng Fanconi khiến lượng canxi quan thận giảm.
- Hạ protein ở trong máu: Tình trạng hạ canxi máu lâm sàng hay còn được gọi là giả hạ canxi máu. Lượng canxi gắn với xác protein giảm đi nhưng mà lượng canxi ion hóa không thay đổi.
- Viêm tụy cấp: Khi mắc phải viêm tụy cấp, các tổ chức tụy sẽ giải phóng ra nhiều sản phẩm khiến cho mỡ bị phân hủy, tạo ra các chelat với canxi dẫn đến tính trạng bị hạ canxi trong máu.
- Một số nguyên nhân khác: Tăng lắng canxi bên ngoài lòng mạch, tăng lắng phản ứng chelat lòng mạch, nhiễm trùng huyết, tăng phospho trong máu, tăng tiết calcitonin,…
Xem thêm: Tăng huyết áp là gì? Cách sơ cứu khi bị tăng huyết áp
Dấu hiệu nhận biết tình trạng tụt canxi trong máu là gì?
Nhận biết sớm và kịp thời tình trạng hạ canxi trong máu giúp bệnh nhân có thể được điều trị kịp thời. Trên thực tế thì rất nhiều bệnh nhân đã được cứu sống nhờ phát hiện sớm triệu chứng của tình trạng bị hạ canxi máu. Sau đây là những triệu chứng bệnh mà bạn nên cần phải chú ý:
Đối với người lớn
Khi mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ, đa số người bệnh đều sẽ không có những triệu chứng rõ ràng. Thông thường, các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài khi tình trạng thiếu canxi đã nằm ở mức khá nghiêm trọng. Một số triệu chứng có thể xảy ra đối với người trường thành bị hạ canxi là:
- Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, cảm thấy cơ thể bị chậm chạp và lười hoạt động.
- Bệnh nhân xuất hiện hiện tượng co rút cơ, chuột rút.
- Bị rối loạn cảm giác ở bên trong lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Rối loạn nhịp tim.
- Đau thắt vùng bụng.
- Có hiện tượng vô tình ngủ gật hoặc cáu gắt vô cớ với người khác, thậm chí một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến trầm cảm.
Đối với trẻ em
Đối với đối tượng trẻ sơ sinh khi bị hạ canxi, các bé có thể xuất hiện một số biểu hiện bất thường như là thường xuyên quấy khóc, hay bị khó chịu, thường xuyên ngủ gật và biếng ăn, bỏ bú.
Đối với các trẻ lớn hơn: Một số các biểu hiện bệnh của các em cũng gần giống với biểu hiện bệnh của người lớn. Đặc biệt là tình trạng gia tăng phản xạ gân xương và co rút cơ.
Trong đó:
Tình trạng tăng phản xạ gân xương có thể kiểm tra bằng cách sử dụng dấu Chvostek. Cách thự hiện tuần tự như sau, gõ vào vị trí trước gờ của tai ngoài trong khoảng cách cỡ 2cm và vị trí ở dưới xương gò má. Nếu như những cơ mặt cùng bên co lại thì đó chính là tình trạng bị hạ canxi.
Tình trạng co rút cơ thì có thể sử dụng dấu Trousseau. Cách thức thực hiện như sau: Bạn đo huyết áp tâm thu 20mmHg và hãy giữ trong khoảng 3 phút. Nếu như có sự co rút cơ dấu trousseau dương tính.
Triệu chứng hạ canxi cấp
Dưới đây là một số những biểu hiện của tình trạng hạ canxi cấp:
- Chỉ số canxi ở trong máu rất thấp, dưới 7 mg/dL.
- Có hiện tượng dị cảm ở ngay đầu lưỡi, đầu môi và đầu các chi.
- Chân duỗi ra như đạp xe đạp.
- Người bệnh xuất hiện hiện tượng co giật cơ mặt, toàn thân đau nhức.
Nếu như không được xử lý, các trường hợp bị hạ canxi cấp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Đối với người lớn, có thể gây ra nhuyễn xương. Còn đối với trẻ em có thể gây chậm phát triển.
Hướng dẫn cách sơ cứu khẩn cấp khi bị tụt canxi trong máu
Khi bắt gặp trường hợp người bị hạ canxi máu, những người xung quanh cần phải giữ bình tĩnh, đỡ bệnh nhân rồi đưa họ vào chỗ thoáng mát để nghỉ ngơi.
- Vỗ nhẹ vào 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu ngất lâu thì hãy thử ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng
- Xem xét bên trong đồ đạc bệnh nhân nếu có mang theo canxi viên dạng sủi thì pha một viên vào một cốc nước, đợi thuốc tan hết thì đưa cho bệnh nhân uống. Nếu như hai hàm răng bệnh nhân cứng lại không mở ra được thì bắt buộc phải dùng thìa bón vào miệng bệnh nhân, hoặc vỗ mạnh vào hai bên má (không phải là tát) cho bệnh nhân tỉnh lại uống thuốc.
- Nếu như bệnh nhân không mang theo viên canxi dạng sủi thì nên nhanh chóng thuê xe cứu thương đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Cách phòng ngừa chứng tụt canxi trong máu
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ canxi. Canxi có nhiều bên trong thủy hải sản: tôm, cua, ốc, nghêu, sò, mực… Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đáp ứng đủ lượng canxi nạp vào cơ thể, bạn cần nên xin ý kiến tư vấn từ những chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này.
- Thường xuyên tắm nắng vào mỗi buổi sáng cũng giúp cơ thể bổ sung vitamin D làm hạn chế được tình trạng thiếu hụt canxi trong máu.
- Tránh được những kích thích từ bên ngoài vì dễ gây khởi phát cơn hạ canxi nếu bản thân có hạ canxi tiềm tàng.
- Chỉ nên sử dụng viên canxi bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn như bia rượu bởi vì chúng làm giảm khả năng hấp thu canxi bên trong cơ thể.
Trên đây là bài viết về hướng dẫn chi tiết cách cấp cứu khi bị tụt canxi trong máu. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã trang bị thêm kiến thức về cách sơ cấp cứu ban đầu nếu thấy trường hợp người có biểu hiện hạ canxi nghiêm trọng. Trong trường bệnh nhân ngất, bạn cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:
- Website: capcuuvang.com
- Hotline : 0912 115 115
- Email : capcuuvang@gmail.com
- Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM