Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh tuy không lây nhiễm nhưng lại có mức độ nguy hiểm rất cao. Loại bệnh này tiến triển rất thầm lặng và thường chỉ có biểu hiện khi trở nặng. Do đó nhiều người thường chủ quan mà không hề biết rằng bản thân đang mắc bệnh. Vì thế Cấp Cứu Vàng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về bệnh tăng huyết áp là gì cũng như cách để sơ cứu khi bị tăng huyết áp thông qua những chia sẻ trong bài viết này.
Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp (hypertension) hay cao huyết áp là một loại bệnh lý mãn tính, đây là tình trạng áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao.
Tình trạng tăng huyết áp được xác định khi người bệnh đi đo huyết áp tại các phòng khám, bệnh viện và cho kết quả lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg (theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp).
Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý nguy hiểm có khả năng gây tổn thương đến tim, mạch máu, mắt, não, thận và nhiều bệnh lý mãn tính khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn thế giới.
Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp là gì?
Nguyên nhân vô căn
Có đến 90 – 95% trường hợp tăng huyết áp mà không xác định được chính xác nguyên nhân. Điều này khiến cho việc kiểm soát huyết áp và điều trị trở nên khó khăn hơn. Đặc điểm của bệnh lý này là phát triển từ từ, biến chứng thầm lặng.
Vì thế nếu bệnh lý này không được điều trị kịp thời có thể để lại thêm nhiều biến chứng nặng nề hơn đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Yếu tố di truyền
Trên thực tế, bệnh tăng huyết áp có tính chất di truyền nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh có thể là bố mẹ hay anh chị em thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn bình thường.
Nguyên nhân thứ phát
Đây cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến mắc tăng huyết áp nhưng chỉ chiếm khoảng 10%. Tăng huyết áp có thể xuất hiện do ảnh hưởng của các bệnh lý khác. Cụ thể, các bệnh lý dẫn đến tăng huyết áp có nguyên nhân thứ phát là: bệnh lý liên quan đến thận, tuyến giáp hoặc xơ vữa động mạch,…
Tăng huyết áp thai kỳ
Đây là nguyên nhân tăng huyết áp ở 5-10% phụ nữ mang thai mắc phải. Điều này xuất phát từ sự thay đổi hormone và nội tiết tố trong cơ thể người mẹ. Tăng huyết áp trong thai kỳ không gây nguy hiểm nếu trong mức kiểm soát nhưng vẫn cần phải phòng ngừa để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc như: thuốc ức chế miễn dịch, thuốc điều trị ung thư, thuốc chống viêm không kê toa Aleve, Advil,… có thể gây ra tác dụng phụ là làm tăng huyết áp của người sử dụng.
Các triệu chứng để nhận biết tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp cũng được xem là “tội phạm giết người thầm lặng” bởi huyết áp có thể tăng lên mà không hề có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Nếu có xuất hiện thì thường không rõ ràng. Chỉ đến khi bệnh đã trở nặng thì người bệnh mới có thể cảm nhận rõ những triệu chứng của tăng huyết áp. Vạy các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp là gì?
- Chảy máu mũi
- Nhức đầu
- Xuất huyết kết mạc hoặc có vệt máu trong mắt
- Ngứa hoặc tê các chi
- Buồn nôn và nôn
- Đau tim
- Choáng váng, chóng mặt,…
Những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra
Bệnh tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm vì thế nếu không được kiểm soát và điều trị có thể gây ra các biến chứng như:
- Đột quỵ: Tăng huyết áp làm dày và xơ cứng thành mạch từ đó gây ra những cơn đau tim hay đột quỵ hoặc các biến chứng nặng nề khác.
- Phình động mạch: Việc huyết áp tăng cao làm cho thành mạch bị phình ra và yếu đi từ đó hình thành chứng phình động mạch và nếu chẳng may bị vỡ mạch máu sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Suy tim: Khi huyết áp tăng cao đồng nghĩa với việc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu chống lại áp lực cao ở thành mạch khiến phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên sẽ không đủ khả năng để bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể dẫn đến suy tim.
- Suy thận: Biến chứng suy thận có thể xuất hiện do nguy cơ thu hẹp động mạch thận
- Biến chứng não: Huyết áp tăng cao khiến cho động mạch bị thu hẹp làm máu khó lưu thông dẫn đến xuất huyết não, chứng mất trí nhớ và nhồi máu não
Cách sơ cứu khi bị tăng huyết áp trong các tình huống
Người bệnh còn tỉnh táo
Trong trường hợp người bệnh đột nhiên cảm thấy chóng mặt, không đứng vững nhưng vẫn còn tỉnh táo và có thể nói chuyện được là triệu chứng phổ biến của những người mắc cao huyết áp mãn tính nhưng nhiều người vẫn xem nhẹ.
Với tình huống này cần cho người bệnh nằm nghỉ ngơi và đo huyết áp cho bệnh nhân sau đó liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.
Người bệnh đã bất tỉnh
Trường hợp này người bệnh đã có dấu hiệu trở nặng như say sẩm mặt mày từ đó gây ra đột quỵ tại chỗ. Trong tình huống như vậy không nên lay gọi hay di chuyển người bệnh bởi điều này sẽ khiến cho nguy cơ tăng huyết áp càng cao và nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra.
Hãy để bệnh nhân nằm tại chỗ và kê đầu cao 30 độ, nằm nghiêng để tránh cho người bệnh bị nôn trào ngược.
Người bệnh bị khó thở, nhồi máu cơ tim
Với trường hợp người bệnh tăng huyết áp đột ngột rất dễ dẫn đến tình trạng đau tức ngực, suy tim cấp, bị ngã, khó thở.
Đối diện với những trường hợp này không nên xoa bóp ngực hoặc nắn bóp chân tay cho bệnh nhân mà thay vào đó nên cho bệnh nhân nằm yên tĩnh, nghỉ ngơi và ngay lập tức thuê xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân đến BV chuyên khoa tim mạch gần nhất.
Cách phòng tránh bệnh tăng huyết áp như thế nào?
Nhận thấy bệnh tăng huyết áp rất nguy hiểm đến sức khỏe vì thế ngay từ bây giờ phòng tránh bệnh tăng huyết áp ngay từ bây giờ bằng những cách như:
- Kiểm soát cân nặng: Hãy duy trì cân nặng ở mức hợp lý nhất bằng cách tập luyện thể thao và ăn những đồ ăn nhiều vitamin, tăng cường ăn rau, trái cây và uống đủ nước mỗi ngày.
- Chế độ ăn uống khoa học: Cần phải có chế độ ăn uống khoa học tránh ăn những thực phẩm có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp như: muối, chất béo bão hòa, chất bột đường, thức ăn chế biến sẵn, các chất kích thích,…Đồng thời hãy ăn những loại thức ăn giúp hỗ trợ phòng ngừa tăng huyết áp như: ngũ cốc thô, rau xanh và trái cây, cá và chất béo không bão hòa
- Tập thói quen sinh hoạt lành mạnh: Cần phải duy trì lối sống lành mạnh như ăn uống đầy đủ, không thức khuya, giữa trạng thái thoải mái,…
Trên đây là những chia sẻ về bệnh lý tăng huyết áp là gì? Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết cách sơ cứu khi gặp bệnh nhân bị tăng huyết áp cũng như cách để phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này.
Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:
- Website: capcuuvang.com
- Hotline : 0912 115 115
- Email : capcuuvang@gmail.com
- Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM