Sơ cứu khi bị bỏng

Cách sơ cứu khi bị bỏng hiệu quả, chi tiết nhất

Những tai nạn nguy hiểm luôn rình rập và xảy ra bất ngờ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người chúng ta. Một trong những tai nạn thường gặp nhất phải kể đến chính là tai nạn bỏng. Tai nạn này xảy ra đối với cả người lớn hay trẻ nhỏ và đang có xu hướng gia tăng hàng ngày. Người bị bỏng không những phải chịu những nỗi đau thể xác trước mắt mà còn phải gánh chịu những hậu quả khôn lường về lâu dài. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sơ cứu đúng cách khi tai nạn bỏng xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách sơ cứu khi bị bỏng hiệu quả nhất.

Bỏng là gì?

Chỉ cần một sơ xuất nhỏ trong cuộc sống thì bất kì ai cũng có thể bị tổn thương do bỏng gây ra. Vậy bỏng là gì? Bỏng hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là phỏng, đây là một tổn thương trên bề mặt da, cơ và và các mô dưới da do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. 

Bệnh bỏng được phân loại dựa theo độ sâu, độ rộng và vị trí của vết bỏng trên bề mặt cơ thể. Nếu như bạn muốn đánh giá và xác định được độ sâu của vết bỏng thì bạn cần phải dựa vào những đặc điểm của tổn thương trên bề mặt da. Độ sâu của một vết bỏng thường được chia làm 4 cấp độ đó chính là bỏng độ 1, bỏng độ 2 , bỏng độ 3 và bỏng độ 4.

Độ rộng vết bỏng trên cơ thể là một hình ảnh mà bạn dễ dàng có thể nhận biết được. Trên diện tích bề mặt bị tổn thương này, cơ thể của bệnh nhân sẽ bị mất dịch, mất nhiệt và dễ bị vi trùng, vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh độ rộng và sâu, vị trí của tổn thương của vết bỏng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các vị trí mà bạn cần đặc biệt chú ý đến khi bị bỏng như đầu, mặt, các khớp ở chi, ở hai bàn tay và vùng cổ,… 

Nguyên nhân gây bỏng

Bệnh bỏng xảy ra một cách thường xuyên và thường bất ngờ và cần được sơ cứu khi bị bỏng ngay tức thì, đặc biệt là đối với trẻ em. Tai nạn này là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một số nguyên nhân, tác nhân gây bỏng thường gặp chính là nhiệt độ, hóa chất, bức xạ, điện giật,… 

Bỏng do nhiệt độ thường xảy ra khi cơ thể của bạn tiếp xúc với bề mặt nóng, chất lỏng nóng, hơi nóng hoặc lửa. Bỏng hóa chất hay bỏng ăn mòn xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc với một chất hóa học như axit hoặc bazơ. 

Bỏng bức xạ là một tổn thương cho da hoặc các mô sinh học dưới da như là một tác động của các bức xạ như bức xạ nhiệt, ánh sáng cực tím hay bức xạ ion hóa. Bỏng điện xảy ra khi dòng điện đi qua cơ thể của nạn nhân, đèn flash hồ quang hoặc quần áo bắt lửa. Cơ thể lúc này đã chuyển đổi điện thành nhiệt nên dễ dàng dẫn đến da bị bỏng nhiệt.

Dấu hiệu nhận biết bỏng

Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bỏng bao gồm:

  • Bỏng cấp độ 1: Da bị ửng đỏ, viêm nhẹ, sưng, đau rát, khô và sẽ bong tróc khi lành vết thương.
  • Bỏng cấp độ 2: Trên da của bệnh nhân sẽ xuất hiện các bóng nước, da trở nên rất đỏ và bị đau. Khi bóng nước vỡ ra thì trên bề mặt vết thương sẽ ướt và có thể xuất hiện dịch tiết sợi huyết. 
  • Bỏng cấp độ 3 trở lên: Xuất hiện các bóng nước nhưng không bị vỡ, vết bỏng có dạng như sáp màu trắng hoặc bị cháy đen, màu nâu sẫm. Lúc này, vết thương sẽ làm cho da lở và lồi cơ.

Nếu xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu như trên thì bạn cần phải biết cách sơ cứu khi bị bỏng kịp thời và nhanh chóng đi đến bác sĩ để khám vết thương. 

Các dấu hiệu nhận biết bỏng

Các biến chứng của bỏng

Bỏng có thể khiến cho những vùng da bị hở và đây chính là điều kiện để vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp nặng nhất là nhiễm trùng máu, gây sốc và tăng nguy cơ tử vong. 

Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bỏng là các vết sẹo phì đại, sẹo lồi và sẹo lõm,…Ngoài ra còn một số di chứng khác có thể kể đến chính là dính tổ chức, loét thiểu dưỡng, ung thư hóa trên nền sẹo,…Mức độ nặng hay nhẹ của di chứng bỏng phụ thuộc vào độ sâu, độ rộng, vị trí của bỏng và phương pháp điều trị tổn thương. 

Đối với các trường hợp những vết sẹo ở các vị trí liên quan tới cơ quan vận động như khớp cánh tay, bàn tay, bàn chân,… thì người bị bỏng sẽ phải đối mặt với sự giới hạn chức năng các khớp. 

Hơn thế nữa, những vết bỏng này sẽ có thể lan ra khá rộng và gây những ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể. Một ví dụ điển hình chính là trường hợp bị bỏng ở bàn tay, tổn thương da mô xung quanh bị hoại tử. 

Khi đó, bệnh nhân có thể phải tháo bỏ hoại tử cả các ngón tay khiến chúng dính vào nhau. Những trường hợp nghiêm trọng này cần được phẫu thuật phục hồi và thường rất phức tạp để thực hiện chữa trị. Vì vậy, chúng ta cần phải thực hiện sơ cứu khi bị bỏng nhanh và có phương pháp xử lý kịp thời, nhằm tránh những biến chứng nặng sau khi bị bỏng.

Các bước sơ cứu bỏng

Dưới đây là 5 bước sơ cứu khi bị bỏng mà bạn nên biết:

  • Bước 1: Bước đầu tiên, bạn cần loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có các tác nhân này. Tiếp đến bạn cần phải cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng. Một trong những điều lưu ý là bạn không được cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng và cởi áo qua đầu vì có thể làm cho nạn nhân bị bỏng ở mặt.
  • Bước 2: Bạn nên nhanh chóng ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy để có thể làm dịu vết thương. Nếu bỏng hóa chất như vôi tôi nóng thì thời gian ngâm thường dài hơn trong khoảng từ 20 đến 30 phút. Việc này có tác dụng giúp làm giảm độ sâu bỏng, giảm đau và giảm phù nề.
  • Bước 3: Không được bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Bạn phải giữ cho vết bỏng sạch, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn để làm giảm đau tại chỗ.
  • Bước 4: Người bị bỏng cần được uống nước nhiều, dung dịch Oresol hoặc nước đường có pha chút muối ăn hoặc để phòng nạn nhân bị sốc bỏng.
  • Bước 5: Khi nạn nhân còn tỉnh táo thì bạn nên nhanh chóng tìm mọi cách để đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Chú ý, bên nên tránh di chuyển nạn nhân đi khi còn đang sốc bỏng. Liên hệ ngay Cấp Cứu Vàng để được hỗ trợ nhanh nhất.

Cách sơ cứu khi bị bỏng hiệu quả

Các bước điều trị bỏng

Các bước điều trị bỏng còn tùy thuộc vào vị trí, độ nghiêm trọng và các tác nhân gây ra bỏng. Một số phương pháp điều trị vết bỏng có thể bao gồm thuốc, băng vết thương, các liệu pháp chăm sóc vết thương và phẫu thuật. Mục tiêu của việc điều trị là để có thể kiểm soát cơn đau, loại bỏ các mô chết, ngăn ngừa bị nhiễm trùng, giảm nguy cơ để lại sẹo,…

Các phương pháp chăm sóc y tế hỗ trợ và thuốc điều trị vết bỏng:

  • Đảm bảo việc hô hấp: Bạn cần đảm bảo được sự thông thoáng đường thở tùy theo tình trạng suy hô hấp của nạn nhân khi bị bỏng. 
  • Truyền dịch: Đặt đường truyền tĩnh mạch đảm bảo thể tích tuần hoàn giúp tránh mất nước và bị suy các cơ quan.
  • Thuốc giảm đau và giảm lo âu: Để phục hồi các vết thương nghiêm trọng do bỏng gây ra có thể nạn nhân sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn. Chính vì thế bác sĩ có thể chỉ định morphin tiêm dưới da xa vết bỏng nếu như vết bỏng lan rộng và bị đau nhiều.
  • Sử dụng thuốc dự phòng loét đường tiêu hóa do stress gây ra.
  • Kháng sinh được dùng để dự phòng hoặc điều trị khi vết thương bị nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, một bước điều trị bỏng quan trọng nữa chính là băng kĩ vết thương bằng gạc sạch để tránh nhiễm trùng.
  • Liệu pháp nước: Với phương pháp này, bác sĩ có thể dùng máy phun sương siêu âm để làm sạch và kích thích mô nhanh lành tái tạo.

Một số lưu ý mà bạn cần phải nắm rõ khi sơ cứu khi bị bỏng cho nạn nhân bao gồm tránh việc lôi kéo nạn nhân quá mạnh, thắt băng garo không đúng cách hay vội vàng đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường,… Việc sơ cứu kịp thời cho nạn nhân là một điều cần thiết nhưng bạn cũng cần phải thật bình tĩnh để tránh các sai lầm xảy ra.

Qua bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn cách sơ cứu khi bị bỏng hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đang mang lại cho bạn được các thông tin thật hữu ích. Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian để theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu gặp trường hợp bị bỏng cần cấp cứu kịp thời, các bạn có thể liên hệ đến dịch vụ cho thuê xe cấp cứu của Cấp Cứu Vàng để giải quyết tình trạng nguy hiểm nhanh nhất.

Cách sơ cứu khi bị bỏng hiệu quả, chi tiết nhất
Chuyển lên trên
.
.
.
.