Thông thường, sốt xuất huyết chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng hiện nay thì tỷ lệ người lớn mắc cũng khá cao, nặng hơn là có khả năng tử vong cao. Hiện tại sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị, đối với những trường gặp sốt xuất huyết nặng thì nên hạ sốt, truyền dịch là dần dần khỏi. Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh sốt xuất huyết thì bạn hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây Cấp Cứu Vàng nhé.
Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết chính là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do chính virus Dengue gây ra. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này đó chính là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Đôi khi, sốt xuất huyết lại khiến cho bạn cảm thấy đau nhức ở cơ và các khớp.
Với sốt xuất huyết dạng nhẹ thì sẽ hình thành nên sốt cao, đau cơ, phát ban và thậm chí là khớp. Còn với sốt xuất huyết ở dạng nặng dễ dẫn đến giảm huyết áp đột ngột dẫn đến tử vong hoặc là bị chảy máu nặng.
Tính đến thời điểm hiện tại thì mỗi năm số ca mắc sốt xuất huyết lên tới 1000 ca trên các quốc gia khác nhau. Chính vì số người mắc bệnh cao như vậy, nên WHO đã xếp bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm, cần được quan tâm nhiều hiện nay.
Cách để nhận biết loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết
Xung quanh bạn có rất nhiều muỗi, nhưng không phải tất cả muỗi đều mang mầm bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết. Theo nghiên cứu thì loài muỗi có thể truyền bệnh sốt xuất huyết chính là Aedes aegypti.
Cách cho bạn dễ nhận biết chính là có màu đen, thân và chân của nó có các đốm trắng nên được gọi với cái tên là muỗi vằn. Với muỗi vằn thì có đặc tính sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, nhất là vào mùa mưa, nơi mà có nhiệt độ trung bình của tháng >20 độ C thì có rất nhiều muỗi vằn.
Biểu hiện của người bệnh sốt xuất huyết
Các triệu chứng của sốt xuất huyết sẽ phát triển một cách bất ngờ, thường là từ 4 -> 10 ngày sau khi bị bệnh truyền nhiễm. Một trong số các triệu chứng của bệnh sẽ bao gồm:
- Đau đầu dữ dội
- Đau cơ và khớp
- Bị ban đỏ lan rộng
- Ăn không ngon
- Mệt mỏi
- Đau phía sau mắt
- Cơ thể bị suy nhược
- Sốt cao, có thể lên tới 40 độ C hoặc cao hơn
- Nôn mửa
- Bị phát ban trên da, bị sau từ 2-5 ngày sau khi sốt
- Bị xuất huyết nhẹ, dễ dẫn tới chảy máu mũi, dễ bầm tím hoặc là chảy máu nướu.
=> Các triệu chứng này thường sẽ dịu đi trong khoảng thời gian 1 tuần, dù cho bạn đang cảm thấy mệt mỏi và không được khỏe trong thời gian vài tuần sau đó. Trong một số trường hợp thì bệnh sốt xuất huyết nặng sẽ phát triển ngay sau khi xuất hiện triệu chứng ban đầu.
Đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu hay những người có tiền sử mắc sốt xuất huyết thì nguy cơ mắc sốt xuất huyết trở lại khá cao. Còn với trẻ nhỏ và những người chưa bao giờ bị sốt xuất huyết thì nếu bị sẽ nhẹ hơn so với người lớn và trẻ lớn tuổi.
Ngoài ra, nếu người bệnh có biểu hiện nặng hơn như nôn ra máu, ho ra máu,… phải nhanh chóng thuê xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết hiện nay vẫn chưa có thuốc để điều trị, do đó bệnh chỉ được điều trị dựa trên triệu chứng. Nếu như bệnh nhân có biểu hiện sốt kèm theo các dấu hiệu của sốt xuất huyết phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.
Đối với trường hợp nhẹ thì có thể uống thuốc hạ sốt Paracetamal cùng với nghỉ ngơi tại nhà. Bên cạnh đó người bệnh cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng, tránh hoạt động mạnh và hạn chế đi lại vì rất dễ té ngã, do đó nên nằm nghỉ ngơi tại giường.
Thêm vào đó, cần cho người bệnh ăn cháo loãng, uống bù thêm nước điện giải kèm theo hoa quả tươi. Tuy nhiên cần nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để giúp bệnh nhân có thể hấp thụ tốt hơn.
Ngoài ra, khi giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hay tắm rửa thì nên sử dụng nước ấm và không nên kì cọ quá mạnh lên da để tránh gây tổn thương cho da.
Cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả tại nhà
Bệnh sốt xuất huyết được biết đến là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do muỗi vằn. Bệnh này thường bùng phát mạnh vào mùa mưa, nhất là những nơi vệ sinh môi trường kém và có nhiều ao nước đọng. Được biết đây chính là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản, hút máu và truyền virus Dengue.
Kịp thời loại bỏ những nơi trú ngụ của muỗi, diệt bọ gậy
Với muỗi cái thì sẽ đẻ trứng ở nơi có nước đọng như trong chum, thau, bể nước và vại,… Sau khoảng 2-3 ngày thì trứng sẽ nở thành bọ gậy rồi sau đó phát triển thành muỗi vằn. Với muỗi vằn thì nó sẽ sống trong nhà, thích trú ẩn ở những nơi tối và ẩm thấp.
Chính vì thế mà bạn cần làm giảm cũng như phá bỏ các nơi mà muỗi có thể đẻ, đồng thời cải thiện môi trường để giảm mật độ muỗi.
Vậy nên việc loại bỏ nơi trú ẩn và đẻ trứng của muỗi và diệt bọ gậy là điều đầu tiên bạn cần phải làm. Mục đích của việc này chính là làm giảm cũng như phá bỏ ổ nước. Tuy đây là biện pháp đơn giản, nhưng hiệu quả mang lại cực cao.
Khi này bạn có thể làm như sau:
- Phá bỏ nơi sinh sản
- Phát quang các loại cây cối xung quanh
- Đậy kín toàn bộ dụng cụ chứa nước hoặc thả cá nhỏ, cá bảy màu để diệt loăng quăng, bọ gậy
- Xông khói thường xuyên để xua muỗi
- Xử lý nguồn nước và tiến hành khơi thông cống rãnh
Phòng tránh không để bị muỗi đốt
Nhằm phòng bệnh sốt xuất huyết một cách nhanh chóng và an toàn nhất thì bạn cần phải:
- Mặc quần áo dài tay
- Ngủ trong màn dù cho là ban ngày
- Sử dụng bình xịt muỗi, kem xua muỗi, hương muỗi với vợt điện muỗi,…
- Bạn có thể kết hợp với một số loại cây trong nhà như cây hương thảo, cây hoa oải hương, cải đinh hương và cây ngũ da bì,.. Đây toàn bộ là những loại cây, hoa vừa các tác dụng đuổi muỗi lại vừa trang trí cho nhà cửa.
- Bạn có thể sử dụng rèm che, màn tẩm hóa chất để diệt muỗi hoặc sử dụng điều hòa nhiệt độ để giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà.
- Người bị bệnh sốt xuất huyết cần nằm trong màn, tránh bị muỗi đốt để không lây bệnh cho người khác.
- Đối với trẻ thì để phòng sốt xuất huyết cho trẻ hiệu quả thì bạn phải quan tâm và quan sát các bé. Tuyệt đối không cho trẻ chơi ở những nơi có nhiệt độ ẩm thấp, có nhiều cây cối rậm rạp. Nên mắc màn khi đi ngủ và mắc quần áo dài tay để phòng trị bệnh.
Sử dụng lưới chống muỗi để bảo vệ gia đình
Để phòng tránh bệnh dịch sốt xuất huyết tốt hơn thì bạn cần phải lắp đặt lưới chống muỗi để bảo vệ gia đình, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ trong nhà. Khi này, bạn cần lắp đặt lưới chống muỗi ở những nơi có cửa sổ, cửa ra vào hay tại các ô thoáng.
Cùng phối hợp với chính quyền, ngành y tế trong phòng chống dịch sốt xuất huyết
Để phun hóa chất diệt muỗi mang lại hiệu quả cao thì bạn nên phun thuốc diệt muỗi theo định kỳ vào đầu mùa mưa hoặc cuối cùng mưa. Có điều bạn cần phải phun hóa chất phòng và chống dịch đúng cách thì mới mang lại hiệu quả cao.
Để bảo đảm cho công tác phòng chống thuốc diệt muỗi trở nên hiệu quả hơn, thì cộng đồng nên tích cực phối hợp với các chính quyền và các ban ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch, thực hiện các công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, loăng quăng.
Nếu các hộ gia đình chỉ phun thuốc diệt muỗi trong nhà mà không phun cả xung quanh thì việc đuổi và diệt muỗi sẽ không mang lại hiệu quả cao. Theo như khuyến cáo từ các bác sĩ, thì người dân cần đóng kín cửa sổ, cửa ra với lỗ thoáng khi phun thuốc diệt muỗi.
Khi này bạn cũng cần thu dọn các dụng cụ thực phẩm, tránh bị dính hóa chất. Ngay sau khi phun thuốc diệt muỗi thì bạn nên ra khỏi nhà khoảng 30 → 60 phút rồi mới quay lại. Với những người có cơ địa nhạy cảm thì khi bị dính thuốc trên người thì bạn cần phải đến các cơ sở y tế để khám và điều trị nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh sốt xuất huyết và các cách phòng chống. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn giúp cho bạn có thể bảo vệ tốt cho bản thân và gia đình khỏi sốt xuất huyết.
Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:
- Website: capcuuvang.com
- Hotline : 0912 115 115
- Email : capcuuvang@gmail.com
- Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, phường 6, quận 10, TP. HCM