Đau bụng khi mang thai là hiện tượng rất phổ biến mà mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ. Việc tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng cụ thể của tình trạng này sẽ giúp thai phụ chủ động xử lý nếu không may gặp phải. Cùng Cấp Cứu Vàng tìm hiểu chi tiết về về dấu hiệu đau bụng khi mang thai ở bài viết lần này nhé!
Dấu hiệu nhận biết đau bụng khi mang thai là gì?
Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng khi mang thai đi kèm với những dấu hiệu sau đây, thì cần tới bệnh viện để được thăm khám ngay:
- Cơn đau bụng ngày càng tăng lên, đau từng cơn và đau quặn. Không chỉ đau bụng mà còn kèm xuất huyết ra máu âm đạo.
- Cơn đau có dấu hiệu tăng dần và không thuyên giảm.
- Đi ngoài và buồn nôn, xuất hiện dịch nhầy như bã cà phê.
- Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên bị choáng váng, mệt mỏi và ngất xỉu.
Những triệu chứng trên rất nguy hiểm mẹ bầu không nên coi thường vì nó cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu trên, thai phụ cần dùng dịch vụ cho thuê xe cấp cứu quận 5, quận 10, quận 3, quận 1,… của Công ty Cấp Cứu Vàng để được hỗ trợ chuyển viện đến bệnh viện gần nhà để được điều trị một cách nhanh nhất.
Lưu ý khi gặp tình trạng đau khi lúc mang thai
Khi gặp tình trạng đau bụng lúc mang thai, mẹ bầu không nên chủ quan mà hãy lưu ý những điều sau đây:
Đau bụng khi mang thai thường xuất hiện ở giai đoạn đầu
Mức độ đau bụng khi mang thai trong giai đoạn đầu cũng giống như khi bạn đau bụng kinh. Điều này là do tử cung co bóp và có thể là do cơn đau bất ngờ ở các cơ. Những tuần đầu tiên của thai kỳ, hơn 80% mẹ bầu rơi vào tình trạng bụng dưới đau râm ran. Nhiều thai phụ lo lắng đây là hiện tượng nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai.
Các chuyên gia sức khoẻ nhận định rằng, hiện tượng đau bụng này là khá bình thường nếu không có các dấu hiệu khác đi kèm. Tuy nhiên, mẹ bầu khi gặp tình trạng đau bụng tuyệt đối không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao để bảo vệ sức khỏe cho mình và thai nhi.
Hiện tượng đau bụng khi mang thai do nguyên nhân gì?
Có 5 nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau bụng khi mang thai ở các mẹ bầu có thể kể đến như:
- Thai làm tổ trong buồng tử cung: Thời gian đầu, sự hình thành và làm tổ của thai nhi trong buồng tử cung khiến mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng râm ran. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau tình trạng đau bụng sẽ không còn nữa.
- Thai nhi đạp trong bụng mẹ: Thai nhi đạp là minh chứng cho thấy em bé đang phát triển rất tốt. Đến giai đoạn thai nhi bắt đầu đạp mạnh cũng là lúc thành bụng của mẹ trở nên căng cứng hơn. Do đó, cảm giác đau vùng bụng dưới ở mẹ được cảm nhận rất rõ rệt.
- Thai nhi phát triển bên ngoài tử cung: Một vài trường hợp phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung có hiện tượng đau bụng dưới. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là người mẹ bị đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo đó là chảy máu âm đạo.
- Mẹ bầu ăn uống thiếu chất: Đau bụng dưới khi mang thai có thể là do mẹ bầu chưa xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp đối với bản thân. Tử cung người mẹ chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động lên, do đó bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa.
- Bong nhau thai: Có một số trường hợp mẹ bầu bị bong nhau thai gây cảm giác đau đớn bởi lúc này tử cung dần trở nên căng cứng.
Cách xử lý khi gặp tình trạng đau bụng khi mang thai
Massage bụng thật nhẹ nhàng
Massage bụng nhẹ nhàng có thể tăng cường lưu thông máu và giảm các cơn đau bụng hiệu quả. Không chỉ vậy, việc massage bụng còn có một số tác dụng đáng kể như:
- Giúp thai phụ bớt căng thẳng và tinh thần được thoải mái hơn
- Khi thai nhi phát triển được một thời gian sẽ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Việc massage bụng sẽ kích thích sự phát triển và nhận thức của thai nhi.
- Giúp máu lưu thông tốt hơn
Thai phụ hãy thực hiện thao tác massage bằng cách:
- Thực hiện massage vòng tròn theo chiều kim đồng hồ ở vùng bụng dưới
- Hãy xoa bụng vào một thời điểm cố định trong ngày
- Có thể kết hợp với một số loại tinh dầu giúp thư giãn đầu óc và giảm đau
- Chỉ nên xoa bụng trong 3 tháng đầu. Mỗi lần chỉ massage khoảng 5 phút vì thời gian này thai bắt đầu làm tổ, nếu kích thích mạnh sẽ dẫn đến co bóp tử cung gây sảy thai.
Bổ sung khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu
Những tuần đầu của thai kỳ rất quan trọng bởi thai cần làm tổ trong tử cung. Sức khỏe của người mẹ lúc này cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Mẹ bầu cần chủ động bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để thai nhi có thể làm tổ và bám chắc vào thành tử cung.
Mẹ bầu nên bổ sung vitamin tổng hợp chứa hàm lượng axit folic cao để tránh nguy cơ dị tật thai nhi. Ngoài ra, nên chú ý đến những dấu hiệu khi mang thai để biết cách bổ sung dưỡng chất cho phù hợp, đặc biệt là vào điểm thai từ 1 đến 6 tuần tuổi.
Bổ sung và duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và trái cây
Ngoài các loại vitamin bổ sung, thai phụ có thể tăng cường các loại trái cây và thực phẩm tốt cho người đau bụng khi mang thai tháng đầu. Cụ thể như:
Hoa quả và thực phẩm giàu axit folic có công dụng:
- Giúp thai nhi phát triển và phân chia tế bào
- Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở người mẹ, giảm tình trạng sinh non, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
- Các loại trái cây như bơ, chuối, đu đủ chín, bưởi, cam, quýt,… tốt cho mẹ bầu và bổ cho thai nhi.
Bổ sung các loại hoa quả giàu sắt vì những lợi ích như:
- Tham gia quá trình sản sinh hồng cầu ở thai nhi.
- Giảm tình trạng thiếu máu ở thai phụ và giảm nguy cơ tiền sản giật, vỡ ối sớm.
- Ăn nhiều cà chua, lựu, cùng các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt.
Bổ sung các loại hoa quả chứa vitamin B6 vì những lợi ích như:
- Hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh ở thai nhi như bệnh chàm, nhẹ cân, giúp phát triển trí não và hệ thần kinh.
- Giảm tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu và duy trì lượng đường trong máu.
Một lưu ý nhỏ cho chị em phụ nữ khi mang thai là không nên ăn dứa vì có thể làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai.
Tránh mặc quần áo bó sát
Việc mặc quần áo quá bó sát, nhất là ở bụng hoặc đùi sẽ cản trở quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng thai nhi. Từ đó có thể tăng nặng các cơn đau bụng, căng tức bụng ở thai nhi.
Nếu thai còn nhỏ, mẹ bầu chỉ nên mặc những bộ đồ vừa vặn với cơ thể chứ không nên quá bó sát. Một thời gian sau khi thai đã lớn, chị em nên mặc những loại quần hoặc váy dành riêng cho bà bầu để thai nhi phát triển dễ dàng hơn.
Ngồi với tư thế thoải mái
Ngồi với tư thế thoải mái sẽ giúp máu được lưu thông tốt và không gây khó chịu cho thai nhi. Mẹ bầu nên ngồi thẳng, đặt chân lên ghế cho thoải mái và máu dễ lưu thông. Ngoài ra, mẹ bầu không nên đứng quá lâu vì dễ gây đau lưng dưới, phù nề chân khi thai nhi đã phát triển to hơn.
Ngoài vấn đề đau bụng khi mang thai ở phụ nữ, tức ngực là một vấn đề nghiêm trọng, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây:
Tức ngực phải làm sao? Những điều cần lưu ý về căn bệnh
Bài viết của Cấp Cứu Vàng trên đây đã tìm hiểu chi tiết về đau bụng khi mang thai. Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu bỏ túi nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và thai nhi. Cảm ơn bạn đã đón đọc.