Việt Nam là một trong những quốc gia nuôi rất nhiều chó mèo. Không quá khó để có thể bắt gặp chúng tại các hộ gia đình từ nông thôn cho đến thành thị. Do đó mà những trường hợp người bị chó mèo cắn cũng thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, khi bị chó mèo cắn không phải ai cũng biết cách xử lý. Chính vì lý do này, bài viết sau đây Cấp Cứu Vàng sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý khi bị chó mèo cắn nhé.
Vì sao chó mèo cắn người? Cách để hạn chế bị chó mèo cắn
Hành vi chó, mèo cắn người là một cách thể hiện sự khó chịu và phản kháng của chúng đối với con người. Trường hợp người bị chó, mèo cắn không chỉ xảy ra bởi những con vật xa lạ mà cũng có thể là thú nuôi trong nhà. Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà chó, mèo cắn người. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và hoàn toàn có thể khiến chúng trở nên ngoan ngoãn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chó, mèo cắn người. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân thường gặp như sau:
- Chó, mèo cảm thấy lo lắng, sợ hãi trước hoàn cảnh xung quanh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và hệ thần kinh của chúng. Dẫn đến việc chúng sẽ cắn người như một biện pháp tự vệ. Có nhiều trường hợp thú nuôi cắn nhân viên y tế khi chăm sóc hoặc tiêm thuốc cho chúng.
- Chó mèo không quen thuộc với hành động của bạn. Nếu như bạn thay đổi cách vuốt ve thú cưng nhưng chúng chưa thích nghi với sự khác biệt này thì chúng có thể cho đó là một hành động gây nguy hiểm cho mình. Rất nhiều trường hợp chó, mèo cắn chủ nuôi vì lý do này.
- Bị trêu chọc cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó, mèo cắn người. Trẻ em thường có thói quen trêu thú cưng kể cả thú nuôi của người khác. Từ đó nhiều trường hợp trẻ em bị chó, mèo tấn công đã diễn ra.
- Động vật có bản năng bảo vệ lãnh thổ, đặc biệt là loài chó. Nếu như có người lạ đi vào khu vực nhà ở hay khu vực sinh hoạt của chúng thì rất có thể bị cắn. Đây cũng là một lý do khiến nhiều người chọn cách nuôi chó để trông nhà và bảo vệ tài sản.
- Bên cạnh đó, khi chó mèo bị bệnh, chúng sẽ cảm thấy khó chịu trong người. Tính tình sẽ trở nên hung hăng, trong thời điểm này chúng rất dễ cắn người.
Cách xử lý khi bị chó mèo cắn đó là hạn chế tiếp xúc gần đối với những con chó, mèo lạ. Khi đến những gia đình có nuôi chó, mèo cần phải đi cùng gia chủ, đặt biệt là những nhà có nuôi chó hung hăng. Hạn chế nhìn thẳng vào mắt chó mèo, dùng vật đánh hoặc đe dọa khiến chúng cảm thấy bạn là đối tượng nguy hiểm.
Đối với những người nuôi chó, mèo cần phải trông coi thú cưng cẩn thận, đặt biệt là những gia đình có trẻ em. Tuyệt đối không thả chó mèo đi rông. Khi dẫn chó, mèo ra ngoài cần phải có biện pháp an toàn như buộc dây, đeo rọ mõm…Cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe chó, mèo và tiêm ngừa đầy đủ.
Bị chó mèo cắn có nguy hiểm không?
Bị chó mèo cắn rất nguy hiểm dù cho vết cắn có chảy máu hay không. Thậm chí một vết cắn nhỏ cũng có thể dẫn đến tử vong. Trong cơ thể và nước bọt của chó mèo chứa rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút ký sinh. Khi bị chó, mèo cắn những vi sinh vật nguy hiểm trên sẽ theo nước bọt chó, mèo đi vào cơ thể con người thông qua vết thương.
Mức độ nguy hiểm của việc bị chó mèo cắn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ vết thương, tình trạng sức khỏe của chó, mèo, cách xử lý sau khi bị chó, mèo cắn,… Người bị chó mèo cắn bên cạnh việc bị tổn thương vật lý và chảy máu thì còn có nguy cơ mắc bệnh dại, uốn ván, tử vong. Những trường hợp bị chó, mèo hoang cắn thì càng đặc biệt nguy hiểm.
Cách xử lý khi bị chó mèo cắn
Thực hiện ngay các biện pháp sơ cứu
Sơ cứu đúng cách là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho nạn nhân. Khi bị chó, mèo cắn cần phải nhanh chóng rửa sạch vết cắn để làm giảm thiểu số lượng vi rút xâm nhập vào vết thương.
Nên rửa vết cắn dưới vòi nước sạch từ 5 đến 10 phút, ngay cả khi vết thương đang chảy máu thì cũng nên thực hiện. Tiếp theo tiến hành sát trùng vết cắn bằng dung dịch cồn 70 độ.
Sau khi rửa và sát trùng vết thương, hãy dùng băng gạc hoặc vải sạch để phủ lên miệng của vết thương. Có thể buộc nhẹ để ngăn cản vết cắn tiếp xúc với không khí, bụi bẩn bên ngoài nhưng không được băng kín hoặc bó chặt.
Cần phải thực hiện các thao tác sơ cứu nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm cho vết thương bị bầm dập hay trầy xước. Để đảm bảo an toàn, nạn nhân có thể uống thêm thuốc kháng sinh để nâng cao khả năng phòng nhiễm khuẩn.
Đến cơ sở ý tế gần nhất
Sau khi đã thực hiện những biện pháp sơ cứu ban đầu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến với cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ xử lý vết thương và đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời.
Nếu là chó, mèo tại gia đình cắn, bạn cần chuẩn bị các thông tin về ngày tiêm chủng và tình trạng sức khỏe của chúng. Nếu là chó, mèo lạ cắn, bạn nên yêu cầu chủ của chúng cung cấp giấy tờ tiêm chủng. Tuyệt đối không được chủ quan tự điều trị theo các biện pháp dân gian truyền miệng tại nhà.
Bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương xem có gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gân, xương hay không. Sát trùng, làm sạch và loại bỏ những phần mô bị tổn thương.
Đối với những vết cắn lớn, bác sĩ sẽ tiến hành khâu miệng vết thương để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Kê toa thuốc kháng sinh cho người bị chó mèo cắn và đưa ra những biện pháp tiêm ngừa phù hợp với tình trạng nạn nhân:
- Trong trường hợp vết cắn nhẹ, xa khu vực thần kinh trung ương, cách xử lý khi bị chó mèo cắn phù hợp đó là tiêm phòng uốn ván. Những vết thương rách da rất dễ khiến nạn nhân bị nhiễm khuẩn. Đồng thời theo dõi hoạt động của chó hoặc mèo đã cắn người trong khoảng từ 5 đến 10 ngày. Nếu chó, mèo có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh dại hoặc bị chết thì cần đến cơ sở y tế kiểm tra ngay lập tức.
- Trong trường hợp nạn nhân bị chó mèo cắn ở những khu vực gần với thần kinh trung ương như đầu, cổ, mặt, vai, những khu vực gần với tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục…Thì cần phải tiêm phòng bệnh dại và huyết thanh kháng dại ngay lập tức, dù động vật cắn có mắc bệnh dại hay không. Nếu như tiêm phòng muộn thì hiệu quả phòng bệnh cho người bị chó mèo cắn sẽ giảm hoặc không còn tác dụng nữa.
Nghỉ ngơi, điều dưỡng và theo dõi thể trạng
Sau khi người bị chó, mèo cắn được bác sĩ kiểm tra và tiêm phòng đầy đủ thì cần nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế sử dụng những thực phẩm không tốt cho vết thương hở, dễ gây sẹo lồi mất thẩm mỹ như: rau muống, thịt bò, thịt gà, tôm…Hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Người bị chó mèo cắn cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Khi có các biểu hiện lạ bất thường như: sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió, trở nên cáu gắt, tăng động, nôn mửa, sốt cao, co giật…thì cần phải nhanh chóng thuê xe cứu thương đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để kịp thời kiểm tra và điều trị.
Chó, mèo được xem là những người bạn thân thiết đối với con người. Tuy nhiên khi bị chó mèo cắn cũng hết sức nguy hiểm. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức về cách xử lý khi bị chó mèo cắn để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Mọi thông tin cần được tư vấn – hỗ trợ về các dịch vụ của Cấp Cứu Vàng xin vui lòng liên hệ:
- Website: capcuuvang.com
- Hotline : 0912 115 115
- Email : capcuuvang@gmail.com
- Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM