Bệnh hậu sản sau sinh là gì? Cách nhận biết, điều trị và ngăn ngừa

Bệnh hậu sản sau sinh là gì? Cách nhận biết, điều trị và ngăn ngừa

Sau khi sinh, người mẹ có thể gặp phải các căn bệnh hậu sản sau sinh, thậm chí có những căn bệnh còn ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này của người mẹ. Vì để giúp những bà mẹ có thể hiểu và phòng tránh được các bệnh có thể mắc phải sau sinh. Cấp Cứu Vàng sẽ tổng hợp những thông tin cần thiết về bệnh hậu sản sau sinh là gì? Cách phân biệt – điều trị – ngăn ngừa đúng cách ngay trong bài viết dưới đây!

Bệnh hậu sản sau sinh là gì?

Bệnh hậu sản sau sinh là gì?

Hậu sản sau sinh chính là giai đoạn 6 tuần kể từ ngày em bé được chào đời. Trong khoảng thời gian 6 tuần sau sinh thì cơ quan sinh dục của người mẹ sẽ dần trở lại bình thường trừ tuyến vú sẽ tiếp tục phát triển để nuôi con.

Nguyên nhân của bệnh hậu sản sau sinh có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Thai phụ không được chăm sóc trong và sau sinh nên cơ thể bị thiếu chất dẫn đến suy nhược cơ thể.

Bên cạnh đó, căn bệnh này còn đến từ những nguyên nhân khác như là không kiêng cữ sau khi sinh con, gần gũi chồng quá sớm đã ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục nên cơ thể dễ mắc một số bệnh.

Cách nhận biết và cách điều trị bệnh hậu sản sau sinh là gì?

Nhiễm trùng sau sinh

Nhiễm trùng sau sinh

Đây là tình trạng xảy ra ở sản phụ sau sinh, xuất phát từ đường sinh dục như ở âm đạo, hay cổ tử cung khoảng thời gian 6 tuần đầu sau khi sinh. Nhiễm trùng sau sinh là một tai biến sản khoa xảy ra do nhiều nguyên nhân khiến sức khỏe người mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ta thường gặp một số biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản đó là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, viêm tử cung, viêm xung quanh tử cung, viêm phúc mạc tiểu khung,…

Triệu chứng

Một số triệu chứng có thể nghi bị nhiễm trùng sau sinh là sản dịch có mùi hôi, có  thể bị sốt hoặc tử cung co chậm và đau.

Cách điều trị

Để điều trị bệnh hậu sản sau sinh người bệnh có thể áp dụng một số biệt pháp sau:

  • Không quan hệ sinh hoạt vợ chồng ngay sau sinh, khi mà sức khỏe người vợ chưa được hồi phục. Bộ phận sinh dục người mẹ cần được “nghỉ ngơi” sau sinh, quá trình mang thai đã khiến bộ phận ấy có những thay đổi. Do đó, sau sinh nếu quan hệ tình dục sớm khiến nó bị tổn thương vùng âm đạo và các cơ quan sinh sản, gây ra nhiễm trùng.
  • Phụ nữ cần giữ cho bộ phận sinh dục hàng ngày sạch sẽ, khô ráo. Tránh đi lại nhiều hay vận động sớm trong khoảng thời gian 1 tháng sau khi sinh.
  • Vệ sinh chăn ga gối đệm thường xuyên, đồng thời cần vệ sinh vùng kín bằng nước đun sôi để ấm. Không được thụt rửa âm đạo tránh bị tổn thương.
  • Thay quần lót thường xuyên để giữ cho vùng kín được khô ráo, sạch sẽ. Nếu thấy sản dịch đổi màu hoặc có mùi hôi, đau rát vùng kín cần báo ngay cho bác sĩ. Sau khi sinh được 2 tuần thì sản phụ nên đi khám lại để kiểm tra xem có ảnh hưởng gì không.

Băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh được xác định khi sản phụ gặp trường hợp đổ ra lượng máu trên 1000ml sau khi mổ lấy thai. Trường hợp này thường gặp ở những người đẻ nhiều lần, con nặng cân, vết viêm mổ ở cổ tử cung.

Triệu chứng

Người bệnh hậu sản sẽ có biểu hiện sốc mệt, tím tại, da xanh xao, mạch máu nhỏ, huyết áp có thể tụt xuống thấp. Khi đó, máu sẽ chảy ồ ạt, máu chảy với mức độ và hình thái khác nhau.

Có những trường hợp máu chảy không qua âm đạo nhiều nhưng lại đọng lại bên trong buồng tử cung tạo thành những khối huyết tụ.

Cách điều trị nguy cơ băng huyết sau sinh

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các biện pháp khắc phục băng huyết sau sinh là:

  • Truyền oxytocin vào tĩnh mạch giúp co hồi tử cung. Nếu không có sẵn hoặc sản phụ không đáp ứng yêu cầu điều trị bằng Oxytocin thì có thể sử dụng ergometrie đường tĩnh mạch,…
  • Ưu tiên truyền các dung dịch đẳng trương trước khi sử dụng các dung dịch keo trong hồi sức ban đầu cho người mẹ sau khi sinh. Xoa tử cung cũng là một biện pháp được áp dụng để điều trị băng huyết sau sinh.
  • Nếu sản phụ không đáp ứng được điều trị bằng thuốc tăng co tử cung hoặc thuốc này không có sẵn thì nên sử dụng bóng chèn lòng tử cung trong trường hợp này.
  • Trong trường hợp các biện pháp trên không đáp ứng được thì có thể sử dụng biện pháp thuyên tắc động mạch tử cung.

Bế (tắc) sản dịch sau sinh

Bế (tắc) sản dịch sau sinh

Bế sản dịch xảy ra khi sản dịch không thoát ra ngoài được, nó bị ứ đọng lại trong tử cung sản phụ. Trường hợp này nếu can thiệp muộn sẽ dẫn tới rối loạn đông máu, không cầm được máu, ảnh hưởng tới tính mạng sản phụ.

Để phòng tránh căn bệnh hậu sản này thì sản phụ sau sinh bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào xảy ra không.

Để điều trị bệnh hậu sản, các bác sĩ sẽ thực hiện nong cổ tử cung để đẩy sản dịch, lấy hết phần dịch ứ đọng lại tại cổ tử cung ra bên ngoài.

Sản phụ nên thực hiện các thủ thuật này tại bệnh viện hay những phòng khám chuyên khoa uy tín để đáp ứng các tiêu chí vệ sinh sạch sẽ tránh gây nhiễm trùng hoặc di trứng cho sau này.

Trong khi thực hiện, nong cổ tử cung là sản phụ sẽ phải trải qua kiểm tra bên trong cổ tử cung có sản dịch nhiều không. Khi nằm ngủ, sản phụ không nên vắt chéo hai chân vì sẽ khiến sản dịch ứ đọng lại mà không thể thải hết ra ngoài. Bên cạnh đó, sản phụ nên kết hợp với nghỉ ngơi, vận động đi lại nhẹ nhàng.

Sau khi mổ, sản phụ nên kiêng cữ hợp lý sau khi sinh, nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, đồng thời đi lại giúp dạ con co lại nhanh chóng và giúp đẩy dịch ra ngoài nhanh hơn.

Tắc tia sữa

Tắc tia sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng tia sữa không được thoát ra ngoài hoặc ra với lượng nhỏ. Do sự chèn ép từ bên ngoài hay một nguyên nhân nào đó khiến cho ống sữa tắc từ bên trong.

Nếu không được xử lí kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú, nguy hiểm nếu để lâu sẽ hình thành xơ tuyến vú, nhiễm trùng.

Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào trong quá trình cho con bú, đặc biệt là những ngày mới sinh xong.

Triệu chứng

Người mẹ sẽ cảm thấy căng vú, đau nhức, mỗi ngày sẽ cảm thấy nặng nề hơn gây ra đau đớn khó chịu. Khi sờ vào vú cảm thấy một hay nhiều cục cứng. Sữa tiết ra ít hoặc không tiết ra, thậm chí gây ra hiện tượng sốt cho người mẹ.

Cách điều trị

Cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên sẽ giảm được tình trạng này hoặc người mẹ cũng có sử dụng máy hút sữa giúp thông tia sữa bị tắc.

Mát-xa nhẹ nhàng vùng ngực khi con đang bú hoặc dùng máy hút sữa. Bên cạnh đó cũng nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước sẽ giúp sữa ra đều hơn. Cho bé bú bên ngực bị đau trước, sẽ giúp hút sữa mẹ, giúp thông thoáng các tia sữa bị tắc.

Bên cạnh đó, người mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú. Người mẹ có thể bế hoặc nằm cho con bú để giúp thông thoáng tia sữa. Người mẹ nên xoa bóp vùng ngực đau thường xuyên, bắt đầu từ bầu vú và dần dần đến núm vú.

Đồng thời hãy bổ sung nhiều nước và các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người mẹ cũng nên nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng.

Biện pháp ngăn ngừa đúng cách các biến chứng hậu sản sau sinh:

  • Người mẹ cần được chăm sóc sức khỏe sau sinh hoặc thuê điều dưỡng chăm sóc sức khỏe tại nhà. Đây là điều hết sức quan trọng, bên cạnh đó cần có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất cho người mẹ sau sinh.
  • Chăm sóc về mặt tinh thần, người thân có thể hỗ trợ chăm sóc bé để người mẹ có thể được nghỉ ngơi.
  • Việc hồi phục sức khỏe sau sinh đối với phụ sản hết sức quan trọng. Điều này giúp giảm các nguy cơ xuất hiện các bệnh hậu sản, đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh cho người mẹ.

Trên đây là những kiến thức về bệnh hậu sản sau sinh là gì? Cách để nhận biết, điều trị và ngăn ngừa bệnh sau sinh. Hy vọng rằng những chia sẻ về cách nhận biết, điều trị và ngăn ngừa đúng cách bệnh hậu sản này hy vọng đã giúp cho bạn có thêm những kiến thức bổ ích.

Nếu có những biểu hiện nghiêm trọng của người mẹ, liên hệ ngay đến dịch vụ xe cấp cứu theo yêu cầu để được hỗ trợ kịp thời nhất. Dịch vụ xe cấp cứu của Cấp Cứu Vàng có mặt nhanh chóng tại các vị trí quận 5, quận 1, quận 3, quận 10. Liên hệ ngay qua thông tin:

  • Websitecapcuuvang.com
  • Hotline : 0912 115 115
  • Email : capcuuvang@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 30 Nguyễn Kim, Phường 6, Quận 10, TP. HCM
Bệnh hậu sản sau sinh là gì? Cách nhận biết, điều trị và ngăn ngừa
Chuyển lên trên
.
.
.
.